KHÔNG THỂ NGỤY BIỆN “TỰ DO NGÔN LUẬN” ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC

Tùy điều kiện chính trị, xã hội từng quốc gia mà có các quy định quản lý khác nhau về thông tin trên internet, song nguyên tắc chung là không chấp nhận việc thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cao hơn là xâm phạm an ninh quốc gia.

Như đã thông tin, ngày 12/9, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý việc một số trang thông tin điện tử (blog, mạng xã hội) đăng tải thông tin có nội dung vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

KHÔNG THỂ NGỤY BIỆN "TỰ DO NGÔN LUẬN" ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC

KHÔNG THỂ NGỤY BIỆN “TỰ DO NGÔN LUẬN” ĐỂ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC

Ngay sau khi Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo nói trên của Thủ tướng, ngày 13/9, trên một số trang mạng xã hội, blog lại xuất hiện các thông tin ngụy biện rằng, viết, bình luận trên internet là quyền tự do thông tin, việc siết chặt quản lý internet là vi phạm “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”…

Đây là cách giải thích mang tính quy chụp, hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Ở Việt Nam hay nhiều quốc gia trên thế giới, việc thông tin trên internet đều phải tuân thủ những quy định, nguyên tắc cụ thể, trong đó dù ở nước đang phát triển hay các nước phát triển, các thông tin đăng tải lên internet phải đảm bảo tính khách quan, chính xác. Các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ cá nhân, tổ chức đều là phạm pháp và người vi phạm phải chịu trách nhiệm trước luật pháp.

Tại các nước phát triển, nơi được cho là mảnh đất của tự do ngôn luận, tự do báo chí, chính quyền các nước này cũng đặt ra các điều khoản cụ thể quản lý thông tin trên internet và nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm đã bị xử lý. Cảnh sát Italia từng bắt giữ một blogger 59 tuổi Roberto Mancini và xử phạt tới 16.900 USD do người này lên mạng đưa các thông tin xuyên tạc, vu khống người khác. Tại Pháp, Christopher cũng từng lên bolg đưa những bài viết có nội dung chỉ trích thị trưởng thành phố Puteaux mà nội dung mang tính xuyên tạc, bịa đặt. Christopher đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ và xử lý. Tòa án Ai Cập kết án 3 năm tù giam đối với blogger Suleiman, 22 tuổi. Suleiman bị cáo buộc đã có hành vi phỉ báng đạo Hồi, đồng thời y còn bị phạt thêm 1 năm tù do có hành vi viết bài phỉ báng Tổng thống trên mạng internet. Còn tại Mỹ, chuyện blogger viết bài xuyên tạc trên mạng và bị kiện, xử lý trước tòa cũng không hiếm như việc blog đăng ảnh của diễn viên nổi tiếng Jennifer Aniston mà không được phép. Ông James Buss, giáo viên Trường Trung học Milwaukee bị bắt vì đã vào blog của các nhà chính trị bang Wisconsin với lời bình mang biệt danh “Người quan sát” (Observer), kích động vụ một thiếu niên xả súng ở Trường Trung học Columbine làm 12 học sinh và một giáo viên thiệt mạng hồi tháng 4/1999.

Ở Liên bang Nga, ngày 30/7 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành luật sửa đổi về internet của Nga. Luật này quy định hoạt động của các website chứa những thông tin bị coi là nguy hiểm đều bị nghiêm cấm. Đồng thời, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng ký ban hành luật chống vu khống. Người nào có hành vi vu khống, kể cả việc lên mạng internet vu khống, sẽ bị xử phạt nhiều mức, trong đó có cải tạo và phạt tiền lên đến 5 triệu rúp. Nga cũng như nhiều nước tư bản khác quy định rõ việc lợi dụng internet để xâm hại chính quyền, an ninh quốc gia và những hành vi này sẽ bị phạt nặng.

Như vậy, tùy điều kiện chính trị, xã hội từng quốc gia mà có các quy định quản lý khác nhau về thông tin trên internet, song nguyên tắc chung là không chấp nhận việc thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cao hơn là xâm phạm an ninh quốc gia. Có ý kiến cho rằng blog là nhật ký nên họ có quyền tự do viết bất kỳ những gì họ muốn. Tuy nhiên, blog chỉ coi là nhật ký cá nhân nếu được đặt chế độ riêng tư (chỉ có chủ nhân blog đó đọc được). Còn khi viết blog công khai trên mạng, thì người viết phải chịu trách nhiệm về nội dung đưa lên. Hiện, một số blog bằng nhiều cách đã “câu” sự tò mò của người đọc, khiến lượng độc giả khá lớn, không thua kém trang báo điện tử.

Từ những viện dẫn trên, việc Nhà nước ta đưa ra các quy định quản lý thông tin trên internet cũng như xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm là phù hợp thực tiễn chung. Do đó, không thể chụp mũ thông tin trên blog, mạng xã hội là “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí”. Ngày 23-8-2001, Chính phủ có Nghị định số 55, quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet. Nghị định này nghiêm cấm: “Lợi dụng internet để chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây rối loạn an ninh, trật tự; vi phạm đạo đức, thuần phong, mỹ tục và các vi phạm pháp luật khác”

Quan làm báo với cái dớp

Phạm Thị Hoài (Blog Pro&Contra)
Ngay trước Ngày Báo chí Cách mạng, khi làng báo Việt Nam còn bận rộn lườm nguýt nhau “anh lá cải, tôi lá cải, chúng ta không lá cải”, một thành viên mới bất ngờ xuất hiện: blog Quan Làm báo. Như một vế đối phụ họa hơn là chọi lại Dân Làm báo, một diễn đàn đối lập với truyền thông nhà nước, theo phương châm “Mỗi người chúng ta là một chiến sĩ thông tin”, Quan Làm Báo chưa treo biển “Mỗi đày tớ của nhân dân là một sĩ quan thông tin”, song nó đang gây chú ý tột độ. Kể từ ngày 29.5.2012, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng hiện diện, nó đã đứng ở vị trí 569 trong bảng xếp hạng truy cập tại Việt Nam [1] và nhiều ngày đã lọt vào top 50.000 trên toàn thế giới, một kỉ lục hiếm thấy trong khu vực mạng tiếng Việt.
Điều gì đang diễn ra ở đây?
Quan Làm báo không phải là một vật thể lạ. Nó kết hợp mọi đặc điểm quen thuộc của đa số báo chí Việt Nam và đưa chúng lên đỉnh cao: hình thức hàng chợ, phong cách bát nháo, nghiệp vụ thô sơ và nội dung đáng ngờ. Xấu. Huếnh. Rởm. Cẩu thả. Rẻ tiền.

Không có gì ở đây không khiến tôi dị ứng: Từ bức banner đúng dòng thẩm mĩ xông pha và gào thét của tranh cổ động cách mạng [2] đến những phông chữ, co chữ và mầu sắc tung tóe [3]; từ những lỗi chính tả thản nhiên như cảnh sát giao thông ăn mãi lộ đến những hàng tít quát tháo; từ trình độ ngôn ngữ của những bài viết như thể tác giả vừa qua bình dân học vụ đến cung cách lập luận theo tinh thần hệ chuyên tu của Trường Đảng cao cấp… Nhưng những điều kể trên đều trở nên mờ nhạt trước sáng kiến truyền thông kinh hoàng của blog này: Tiêu diệt phương châm cốt tử của báo chí – tính khả tín của thông tin. Chưa nói đến chuẩn mực của báo chí chất lượng trong một nền báo chí tự do, rằng một thông tin chỉ có giá trị thông tin khi nó được xác nhận từ ít nhất hai nguồn độc lập nhau, Quan Làm báo loại trừ ý niệm nguồn thông tin khỏi hoạt động truyền thông. Nó không cung cấp thông tin mà truyền bá tin đồn. Những tin đồn hoàn toàn nặc danh, không thể kiểm chứng, không ai chịu trách nhiệm, thả nổi cho mọi phỏng đoán và suy diễn, được tung ra vô tội vạ bởi một chủ blog giấu mặt, đến nay không ai rõ là một người hay một nhóm người [4].
Song chính cái sáng kiến quái thai này lại là công cụ không thể thích hợp hơn để Quan Làm báo thực hiện cuộc tấn công ào ạt của mình vào một mục tiêu nổi bật: không phải bản thân chế độ và hệ thống hiện hành, không, mà chỉ riêng nhân vật được coi là giầu quyền lực nhất trong bộ máy chính quyền Việt Nam hiện tại, người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những nhóm được coi là nhóm lợi ích vây quanh ông, gồm cả con gái, con trai, gia đình vợ ông và những nhân vật đầy quyền hành khác trong các ngành công an, quân đội, tư pháp, các tập đoàn kinh tế chủ lực và đặc biệt là ngân hàng-tài chính… Trong cái tiệm thông tin sặc mùi đảo chính này, nơi kết tinh hai phẩm chất hàng đầu của chính báo chí nhà nước, lá cải và tuyên truyền, khách ghé thăm được thết những món lạ lùng sửng sốt mà cả đời mình chưa bao giờ hình dung là sẽ có ngày được thưởng thức. Triều đình cộng sản luôn là cái nồi chõ bịt kín, chỗ này trong nồi không biết chỗ kia sôi đến đâu, nên nghe hơi nồi chõ trở thành tập quán thông tin máu thịt, không chỉ của dân thường. Nhưng những chuyện ở kích thước như kế hoạch ám sát Chủ tịch nước, gia đình Thủ tướng chuẩn bị trốn chạy, con rể Thủ tướng bỏ của chạy lấy người, cuộc hôn nhân ma quỷ giữa tập đoàn quyền lực chính trị với các “sói Nga”, các bố già mafia, những vụ đi đêm quyền lợi khuynh đảo cả hệ thống quốc phòng và an ninh quốc gia… trên Quan Làm báo, dù thông điệp thường đầu voi mà nội dung đuôi chuột, gây ấn tượng rằng những thông tin ấy phải do người trong cuộc cung cấp, phải đúng không nhiều thì ít. Một lúc nào đó, câu hỏi đặt ra cho người đọc không phải là về tính xác thực của những thông tin ấy nữa [5], mà ai đứng đằng sau chúng, ai là kẻ giật dây. [6]
Ai? Bất luận đó là ai, hiện tượng Quan Làm báo không phải là một dấu hiệu lành mạnh cho tự do báo chí tại Việt Nam. Sự “thành công” dễ dàng và dễ dãi của trang tin này chỉ cho thấy một điều: người tiêu thụ thông tin đổ xô ra chợ giời và chấp nhận tất cả nguy cơ bị lừa ở đó, khi hệ thống mậu dịch quốc doanh không làm họ thỏa mãn, và nhất là khi thông tin quốc doanh lại chẳng kém đáng ngờ. [7] Chợ đen, chợ giời, chợ đuổi không thể là giải pháp mà báo chí Việt Nam khao khát. Sự tồn tại của chúng chỉ là câu trả lời đáng buồn của Việt Nam cho thời đại thông tin này.
Bất luận đó là ai, tôi không tin rằng một hay một nhóm kẻ giấu mặt có thể tác động tích cực đến một xã hội đầy ràng buộc và dường như bất lực trong những ràng buộc đó, như xã hội Việt Nam trong thời đại này. Để tác động tiêu cực thì giấu mặt dĩ nhiên là thượng sách.
Quan Làm báo từng trưng khẩu hiệu “Nhân dân Việt Nam muôn năm” trước khi thay bằng “Còn cái lai quần cũng chống tham nhũng” hiện tại. Tôi hơi ngạc nhiên. Lẽ ra khẩu hiệu của nó phải là “Vì đầy tớ của nhân dân phục vụ” mới hợp lý. Người dân được gì, khi quan này muốn tắm máu quan kia? Quan oan có thể là một tầng lớp xã hội thú vị đang hình thành, song nó có gì chung với dân oan?
Chú thích:
[1] Theo Alexa ngày 23.7.2012. Để so sánh, vị trí tại Việt Nam của Tia sáng: 6037, Boxitvn: 5643, Nguyễn Xuân Diện: 2930, Tuần Việt Nam: 2599, Nhân dân: 2580, Quê Choa: 1647, Trương Duy Nhất: 1356, Anh Ba Sàm: 1079, Quân đội Nhân dân: 845, Công an Nhân dân 400, Tuổi trẻ: 23, VnExpress: 5.
[2] Có thể tham khảo tranh cổ động cách mạng cũng được dùng làm banner trên blog của cây bút chống phản động và diễn biến hòa bình trên báo Quân đội Nhân dân, thiếu tá Nguyễn Văn Minh.
[3] Cách đây không lâu, nền giao diện của Quan Làm báo được trang trí bằng những mầu loang lổ, theo phong cách mà tôi tạm gọi là “phồn thực xã hội chủ nghĩa”. Về phong cách này, xin trở lại trong một dịp khác.
[4] Một nhà báo được coi là có nhiều liên lạc với giới an ninh Việt Nam, bà Hồ Thu Hồng, vừa tiết lộ trên blog của mình rằng người “sản xuất nội dung trang Quan Làm báo” là ông Phạm Chí Dũng, người vừa bị bắt ngày 17.07.2012 vì “hành vi câu kết với một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ, biên soạn nhiều tài liệu có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phá hoại nội bộ nhằm lật đổ chính quyền nhân dân“. Song chất lượng thảm hại của các bài viết trên Quan Làm báo cho thấy nó không thể là sản phẩm từ ngòi bút của chính ông Phạm Chí Dũng ấy, một nhà văn và nhà nghiên cứu với nhiều tác phẩm đã xuất bản, và đồng thời lại là tác giả có bút danh Viết Lê Quân trên các báo Doanh nhân Sài Gòn, Tuần Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam và Tầm nhìn (việc trang báo có tiếng là cởi mở này bị đình bản gần như ngay sau khi ông Phạm Chí Dũng bị bắt có phải là ngẫu nhiên không?), với nhiều bài chính luận vượt hẳn lên phong cảnh bằng phẳng của báo chí Việt Nam hiện tại.
[5] Tuy nghiệp vụ báo chí của Quan Làm báo hết sức thô sơ, nhưng sự láu cá của nó lại thuần thục. Nó biết trộn tài tình những thông tin nặc danh vào những thông tin đăng lại từ báo chí chính thống để đánh bạt sự bán tín bán nghi của người đọc và củng cố những phỏng đoán theo chiều hướng mà nó muốn đạt được. Hiện nay, đó là phỏng đoán về một cuộc thanh trừng nội bộ trên tầng cao nhất của bộ máy quyền lực Việt Nam, giữa “phe tham nhũng” mà Quan Làm báo chỉ mặt gọi tên, và “phe chỉnh đốn” được nó quan tâm lo lắng.
[6] Ở điểm này và với Quan Làm báo, có vẻ như Việt Nam cũng đang dần tiến vào giai đoạn các tập đoàn quyền lực thuộc giới đầu sỏ kinh tế-chính trị lũng đoạn truyền thông như tại Nga hiện thời.
[7] Trong một bài viết gần đây trên blog của mình, ông Alan Phan, một chuyên gia độc lập về kinh tế tài chính, cho biết ông “có cảm giác là các quan chức và chuyên gia Việt Nam cố tình đưa ra những con số rất đối nghịch với mục đích làm rối mù thực tại, khiến không ai có thể rút ra một kết luận chính xác hay hợp lý“, trong khi những tin đồn trên mạng thì không được xác nhận hay bác bỏ thẳng thắn.

Sự thật về Quanlambao

Thông tin định các bài trên blog Quan Làm Báo kia “gần như toàn bộ” do một người viết.
“Am hiểu hết sức sâu, rộng nội tình cung đình, lại cả lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán và nội tình ngành an ninh.”
“Đối tượng tấn công đã rất rõ, là một vài nhân vật cụ thể, không phải với chế độ hiện nay,” vị chủ trang nhận xét.
Việc xuất hiện trang web này, mà nhóm chủ trương được cho là người trong nước, ra dấu hiệu về một cuộc đấu tranh nội bộ gay gắt trong Đảng Cộng sản hiện nay.
Ngoài việc chặn các trang bị cho là nguy hiểm cho ổn định chính trị, nhà chức trách tại Việt Nam cũng để một số trang web chính thống tham gia tranh luận hoặc để một số blogger thân hữu vào cuộc tạo dư luận phản bác lại báo ‘lề trái.’

Một số trang web và blog ở Việt Nam đang than phiền rằng nhà chức trách đặt “tường lửa” khiến người đọc gặp khó khăn khi truy cập các nội dung của họ.
Chủ yếu đây là các trang tin tức độc lập, nhưng cũng có nhà thơ thắc mắc trang web cá nhân của ông cũng bị chặn.

“Hết sức quyết liệt”
“Hôm qua (10/6) tiếp tục là một ngày thêm rất nhiều bà con phải vất vả tìm đường trèo tường vô ngôi nhà chung này của chúng ta,” trang điểm tin Ba Sàm thông báo.
Trang blog này cho biết những người truy cập thông qua đường truyền của VNPT và mạng 3G của các nhà mạng điện thoại như Vinaphone, Mobiphone và Viettel đều không vào được trang chủ của họ.
Vị chủ trang, Nguyễn Hữu Vinh, Bấm đặt giả thiết lý do trang của ông bị chặn là vì đã giới thiệu các bài viết nhằm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên một trang blog khác.
“Chiến dịch khác thường này nổ ra gần như ngay sau sự xuất hiện của blog ‘Quan làm báo’ được BS loan tin hôm 7/6/2012.”
“Ngoài ra, nó cũng có thể liên quan tới cuộc họp chỉ đạo do ông PTT (Phó Thủ tướng) chủ trì hôm 19/5 về việc xử lý blog Nguyễn Xuân Diện,” ông Vinh viết.
Một blogger khác, Bấm Đông A, nhận định “toàn bộ blog trên hệ thống blogspot bị chặn”.
“Nếu chính quyền đã coi những người viết blog như kẻ thù thì những người viết blog cũng sẽ không coi chính quyền là chính quyền của mình,” tác giả này cảm thán.

Trong khi đó, một nhà thơ cho hay Bấm trang web chuyên về văn học – nghệ thuật của ông cũng không vào được.
“Hôm nay (10/6) tôi vào một số trang mạng để đọc những tin tức thường nhật – những tin tức không có trên báo giấy – thì không vào được,” nhà văn Nguyễn Trọng Tạo thông báo trên trang nhà.
“Tôi quay lại vào trang của tôi và một số trí thức tên tuổi, cũng không vào được – cũng đều bị chặn tường lửa,” ông cho biết.
“Bọn hack này chặn cả tiếng nói thường nhật của dân, lại chặn cả tiếng nói của văn nghệ sỹ, trí thức,” ông than phiền.

Khi được BBC liên lạc, nhà văn Nguyễn Trọng Tạo đã xác nhận rằng trang blog của ông bị chặn ba ngày nay.
Khi được hỏi các nhà cung cấp dịch vụ Internet đang phong tỏa blog của ông, ông Tạo cho biết là VNPT, FPT và Viettel.
Ông cho biết không chỉ blog của ông mà nhiều trang blog cá nhân nằm trong hệ thống wordpress đều bị ngăn chặn.
Như vậy, dường như đang có nỗ lực chặn các trang blog trên cả hai hệ thống blogspot và wordpress.
Kết quả là một trang tin đối lập với Đảng Cộng sản, Dân Làm Báo, cho hay “những ngày gần đây, tại nhiều khu vực ở Việt Nam, việc truy cập Dân Làm Báo trở nên rất khó khăn”.
Trang này cáo buộc nhà cung cấp dịch vụ Internet VNPT “dùng các biện pháp kỹ thuật nhằm chặn triệt để”.
Họ nói phương thức ngăn chặn được sử dụng cũng giống như trong giai đoạn chính quyền Việt Nam chặn mạng xã hội Facebook.
Trang này nhìn nhận việc phong tỏa mọi tiếp cận vào vào trang chủ của họ hiện nay là “quá gắt gao” so với những lần ngăn chặn trước đó.
Một số trang tin, trước tình trạng bị chặn, đã đăng hướng dẫn độc giả cách vượt tường lửa.
Chuyện trong cung đình?
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho biết tác giả chặn web có thể là cơ quan an ninh Việt Nam và cũng có thể là các tin tặc.
Tuy nhiên, ông không tin rằng chính quyền Việt Nam đứng sau vụ chặn thông tin này vì “một chính quyền luôn cho rằng mình có tự do dân chủ thì không thể chặn quyền tiếp cận thông tin của người dân”.
Ông nói do trang web của ông trao đổi đơn thuần những nội dung văn chương nên không có gì mang tính chống đối hay đe dọa chính quyền cả.
Chỉ đôi khi có một số ý kiến bình luận có chỉ trích nhưng cũng ở mức độ vừa phải chứ không “cực đoan” như một số trang mạng khác.
Về nguyên nhân, ông Tạo phán đoán rằng do sự xuất hiện của một trang blog mới có tên gọi là Bấm Quan Làm Báo mà các blog của ông và nhiều người khác bị “vạ lây”.

 

VN cần chuẩn bị cho những bước đi ngang ngược hơn của TQ

Họ có thể sẽ cho lính giả làm dân ra xây dựng nhà giàn. Thậm chí có thể họ chiếm một đảo ở quần đảo Trường Sa của ta hiện nay để thử phản ứng của VN và thế giới ra sao.

Nguyên là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu từ năm 1993 đến 1996 và làm việc, tìm hiểu Trung Quốc (TQ) trong nhiều năm, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy là người rất am tường vấn đề TQ. Từ lâu nay ông đã lên tiếng về việc báo chí TQ tuyên truyền không đúng thực tế về Việt Nam.

Ông cũng cảnh báo rằng Việt Nam cần chuẩn bị cho những bước đi ngang ngược hơn của TQ. Trao đổi với Lao Động, ông nói:

– Nếu nói về chuyện tuyên truyền của TQ, tôi buộc phải nói rằng, hơn 30 năm qua, người dân TQ đã được truyền thông TQ nhuộm đen cách nhìn của họ về VN. Họ ngang nhiên nói rằng VN chiếm đất của họ, rồi Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam nhưng TQ nói rằng VN đã chiếm của họ, họ nói Việt Nam chiếm nguồn dầu khí của họ…

Cần hiểu những luận cứ của TQ về chủ quyền, 1986 để tranh thủ nhân dân Nhật Bản, thì chính tờ Nhân dân Nhật báo có bài viết công nhận rằng quần đảo Senkaku là của Nhật. Giờ họ mới lật lại là của TQ. Luận cứ của TQ đổi trắng thay đen, ngang ngược miễn là có lợi cho TQ. Tôi đã đến Hải Nam, chính là chỗ mà TQ gọi là chân trời góc biển trong sử sách của họ.

Từ 1949 thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, TQ làm gì có chỗ đứng ở biển Đông. Năm 1956, TQ thừa cơ nhân dịp Pháp rút lui, chưa kịp bàn giao nửa tây quần đảo Hoàng Sa cho chính quyền Sài Gòn thì họ mang quân ra chiếm. Tháng giêng năm 1974 khi được Mỹ bật đèn xanh, TQ mang quân chiếm nốt nửa phía đông Hoàng Sa từ tay chính quyền Sài Gòn.

Hoàn Cầu thời báo là của Nhân dân Nhật báo. Vậy phải chăng họ cố tình đưa ra những thông tin trái ngược để đánh lừa dư luận?

– Trung Quốc luôn có chuyện như vậy. Thời báo Hoàn Cầu là con đẻ của Nhân dân Nhật báo. Tân Hoa xã có Sina.com, mạng quân sự có mạng phụ là Trung Quân võng… Tất cả các mạng phụ này không từ điều gì khi nói về VN, thậm chí cả kế hoạch đánh chiếm VN. Rõ ràng họ đã được bật đèn xanh, làm đa số người đọc người dân TQ hiểu rằng VN là kẻ thù của TQ.

Từ việc cắt cáp tàu Bình Minh, mời thầu dầu khí trong thềm lục địa VN, thành lập thành phố Tam Sa… TQ đang ngày càng ngang ngược, bằng hành động với VN?

– Chúng ta phải tính trước các hành động của TQ. Họ có thể sẽ cho lính giả làm dân ra xây dựng nhà giàn. Thậm chí có thể họ chiếm một đảo ở quần đảo Trường Sa của ta hiện nay để thử phản ứng của VN và thế giới ra sao. Nếu không có vai trò các nước lớn, ASEAN không đoàn kết thì TQ có thể làm tất cả.

Hiện nay, TQ không được thế giới tán thành trên vấn đề biển Đông. TQ biết nếu làm quá TQ sẽ bị trừng phạt. Chính người TQ đã viết bài trên các mạng của họ với tiêu đề “Giả sử phương Tây cấm vận TQ lần nữa”. Họ nói nếu bị cấm vận, chỉ sau 3 năm là máy bay, tàu hỏa cao tốc của họ không có phụ tùng nhập khẩu để thay thế, không bay, không hoạt động được nữa, các ngành điện tử của họ sụp đổ vì phải dựa vào nhập khẩu…

Chúng ta đang thuận lợi, có ai ủng hộ TQ đâu. Đây là điều TQ phải suy ngẫm. Nhưng phải chuẩn bị họ sẽ có hành động cụ thể. Tôi rất ủng hộ lãnh đạo PVN nói, các phương tiện VN hợp tác với các nước đang thăm dò ở 9 lô TQ mời thầu vẫn hoạt động bình thường. Phải có sự tự tin thì mới hoạt động bình thường chứ.

Thưa ông, VN có thể dựa vào những yếu tố gì để tự tin?

– Bây giờ VN chưa giàu nhưng GDP 100 tỉ USD, thu nhập bình quân hơn 1.000USD. VN có quan hệ ngoại giao, làm ăn hợp tác với gần 150 nền kinh tế, quân đội của ta giờ trang bị cũng khác trước, ta có tàu ngầm, tên lửa, máy bay hiện đại…

Tại sao TQ chỉ trích việc máy bay Sukhoi của ta tuần tra ở Trường Sa? Vì đó là máy bay rất hiện đại. Chúng ta còn yếu tố thiên thời địa lợi. TQ thừa nhận máy bay hiện đại nhất của họ vừa đến Trường Sa phải bay về nếu không tiếp dầu. Người TQ phải công nhận rằng đánh chiếm Trường Sa thì dễ, nhưng giữ Trường Sa vô cùng khó.

Nếu xung đột trên biển Đông, tàu TQ chở dầu từ Trung Đông về gặp khó khăn. TQ mỗi năm nhập hơn 200 triệu tấn dầu. Họ cố thảo luận với Ấn Độ mở thêm một đường nữa miễn không phải qua biển Đông nhưng chưa được. Họ khoe có 3 triệu quân thường trực, 10 triệu dự bị, có thể huy động 100 triệu thanh niên. Nhưng nếu họ không được rèn luyện thử thách, và đặc biệt họ chiến đấu không vì chính nghĩa, thì đó là lợi thế của chúng ta.

Không ai muốn xung đột ở biển Đông. Nhưng cần nhớ biển Đông không chỉ là bá quyền, mà là lợi ích sống còn của TQ. Và phải nói sòng phẳng, chủ quyền không phải là vấn đề nhân nhượng, mặc cả được. Phải chuẩn bị tư tưởng cao nhất nếu TQ có bước tiến xa nữa. Trong thế giới hội nhập này, khi luật pháp được nêu lên thì TQ vẫn phải tôn trọng. Nhưng vẫn xin nhắc lại, bài học lịch sử cho thấy ta phải đề phòng khả năng xấu nhất.

TQ đang tăng cường sức mạnh quân sự, nhưng chúng ta cũng đang mở rộng hợp tác với các nước?

– TQ chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Từ khi chưa đứng chân trên biển Đông thì TQ đã bành trướng trên giấy, đã đặt tên hết các đảo rồi. Giờ đây họ xây dựng sân bay trên đảo Phú Lâm mà họ coi là thủ phủ của cái họ gọi là Tam Sa, đóng hàng không mẫu hạm, tuyên bố đấu thầu các đảo không có người ở… Chúng ta cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng cả về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Chỉ khi nào chúng ta mạnh, tỏ rõ quyết tâm thì TQ mới coi trọng.

Chẳng hạn, ta có thể học tập điều mà Nga đã làm với Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai: Ký hợp đồng thuê mượn tàu của Mỹ. Nếu ta thuê thiết giáp hạm, khu trục hạm, vận động người Mỹ gốc Việt là sĩ quan hải quân giúp vào, trên biển Đông VN sẽ có tư thế khác.

– Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Bá Thanh là ‘Lý Quang Diệu của Việt Nam’ ?

Luôn gây ấn tượng mạnh mẽ trước công chúng bởi những phát ngôn thẳng thắn, quyết liệt mà không phải vị cán bộ nào cũng dám nói, ông từng được Financial Times, một tờ báo danh tiếng của nước ngoài ví von là Lý Quang Diệu của Việt Nam. Ông chính là Nguyễn Bá Thanh – Bí thư thành ủy Đà Nẵng.

“Không có chuyện chạy chọt mà chỉ cần phấn đấu”

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã tuyên bố như vậy trong buổi nói chuyện với hơn 4.000 cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp xã, phường đến các quận, huyện và sở ban ngành TP Đà Nẵng hôm 24/2/2012, được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình Đà Nẵng.

Tại buổi nói chuyện này, ông Nguyễn Bá Thanh đã thắng thắn đề cập đến những vấn đề gai góc, tế nhị, nhạy cảm, khó nghe nhất nhưng cũng thiết thực nhất trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Đà Nẵng, nhất là tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, chạy chức quyền. Cụ thể, ông Thanh khẳng định: “Đà Nẵng không có chuyện chạy chọt mà chỉ cần phấn đấu. Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng”.

Ngoài ra, ngay sau tuyên bố trên, ông Thanh đưa ra lời khuyên đối với người làm công tác cán bộ: “Người làm công tác cán bộ phải vô tư, phải tự đi tìm cán bộ để bổ nhiệm chứ đừng để cán bộ tìm tới mình. Khi người ta chạy tới nhà các đồng chí đem cái này, cái khác tới biếu để được bổ nhiệm… những cán bộ như thế nếu được bổ nhiệm chỉ có hại cho Đảng, cho chế độ. Tôi xin nói thật là những ai đã làm được việc thì họ không bao giờ chạy chọt, xin xỏ đâu”.

Tuy nhiên, tại đây ông Thanh cũng không ngại thừa nhận công tác cán bộ tại một số nơi tại Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập, thiếu công bằng: “Hiện công tác đánh giá cán bộ là khâu khó nhất. Nhưng các đồng chí yên tâm, cố gắng làm tốt sẽ được đề bạt, bổ nhiệm, được thăng tiến, chứ không phải chạy chọt, chung chi là lên chức đâu”.

Tuyên bố của Bí thư thành ủy Đà Nẵng diễn ra trong bối cảnh, sau ba năm liên tiếp dẫn đầu cả nước (2008, 2009 và 2010) về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, năm 2011 Đà Nẵng rớt xuống vị trí thứ 5. Theo ông Thanh, nguyên do là một biểu hiện của việc một bộ phận cán bộ thành phố thiếu tâm huyết, nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm. Do đó, Tuyên bố của Bí thư Thành ủy ngay trong buổi nói chuyện đầu năm được đánh giá là có tác dụng khích lệ tinh thần cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Đà Nẵng phấn đấu công tác nhằm đề giữ vững vị thế là môt cực kinh tế hàng thứ ba của Việt Nam của Đà Nẵng và theo đà này, giúp thành phố tiếp tục phát triển hơn nữa.

“Cái được lớn nhất của Đà Nẵng trong thời gian qua là được lòng dân”

Ông Thanh đã từng nhận xét, “Đà Nẵng được như hôm nay cũng nhờ có khát vọng”. Đúng là nhờ những khát vọng và mong muốn đưa quê hương ngày càng phát triển mà đến nay, sau hơn 16 năm từ khi tách tỉnh, Đà Nẵng đã trở thành địa phương đạt nhiều “cái nhất” trong cả nước. Từ quy hoạch tốt nhất, giải tỏa nhiều nhất với hơn 97 nghìn hộ dân, nhiều cầu độc đáo nhất, được công nhận là thành phố sạch nhất, các công trình đạt kỷ lục thế giới, ba năm “nhất” về PCI, về ứng dụng công nghệ thông tin…đến những “cái nhất” đậm chất nhân văn như chương trình “5 không”, “ba có” độc đáo nhất; lo Tết cho dân và cho phụ nữ nghèo chu đáo nhất; miễn thủy lợi phí sớm nhất; đối thoại với nhân dân rộng rãi nhất; hoàn thành chương trình mổ tim cho trẻ em nghèo bất hạnh sớm nhất; xây dựng Bệnh viện Ung thư, Bệnh viện Phụ nữ, Bệnh viện Sản – Nhi lớn nhất; Quỹ vay vốn cho người hoàn lương, chương trình chạy thận nhân tạo miễn phí độc đáo nhất…

Nhưng với những người làm lãnh đạo, làm công bộc cho nhân dân thì “Cái được lớn nhất của Đà Nẵng trong thời gian qua là được lòng dân”, ông Bí thư Thành ủy tự hào chia sẻ trong buổi nói chuyện thân mật kéo dài tới ba tiếng với hơn 4.000 cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp xã, phường đến các quận, huyện và sở ban ngành TP Đà Nẵng hôm 24/2/2012.

Lý giải cho những thành quả đáng tự hào đã đạt được của thành phố Đà Nẵng ông Thanh nói: “Đà Nẵng đã tạo nên cái được lớn nhất là được lòng dân, tạo sự đồng thuận trong Đảng và trong nhân dân. Tất cả những việc đó dần dần qua năm tháng đã tạo nên thương hiệu cho Đà Nẵng. Chúng ta có quyền tự hào về những việc làm được trong 15 năm qua, đã hình thành nên một Đà Nẵng hấp dẫn và lôi cuốn hơn”.

Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhân một chuyến về thăm và làm việc tại Đà Nẵng cũng đánh giá: “…Đà Nẵng với những thay đổi rất đáng khâm phục. Những con đường mới khang trang, những cây cầu mới hiện đại, tiêu biểu cho một sức sống mãnh liệt của người dân Đà Nẵng. Đà Nẵng ngày càng văn minh, giàu đẹp”..

“Phải biến Đà Nẵng thành đô thị đáng sống chứ không phải là thành phố chán sống trong tương lai”

Bí thư thành ủy Đà Nẵng đã tuyên bố như vậy với báo chí trong bối cảnh dư luận xôn xao bàn tán quanh việc chính quyền Đà Nẵng “cấm cửa” dân nhập cư. Mọi chuyện bắt đầu từ việc Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Nghị quyết số 23, trong đó ghi rõ “Trong khi chờ xin ý kiến của trung ương về một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện Luật cư trú trên địa bàn TP Đà Nẵng, tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự. Tăng cường công tác quản lý cư trú, nhất là việc quản lý sau đăng ký tạm trú, thường trú tại nhà thuê, nhà mượn, nhà ở nhờ”.

Giải thích lý do Đà Nẵng ra Nghị quyết 23, ông Thanh tuyên bố: “Tôi khẳng định chính quyền Đà Nẵng không có chuyện “cấm cửa” dân nhập cư. Nghị quyết trên xuất phát từ tình hình một bộ phận lớn dân nhập cư không có nhà cửa, không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự ồ ạt đổ về các quận nội thành, nơi có mật độ dân số đô thị thuộc loại cao nhất cả nước hiện nay, làm sức chịu đựng của hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục bị quá tải; tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, gần 50% các vụ phạm pháp hình sự thời gian qua không phải là dân địa phương. Trước những bức xúc đó, HĐND TP mới có một nghị quyết như vậy”.

Cuối năm 2011, Đà Nẵng vinh dự nhận danh hiệu Thành phố môi trường bền vững ASEAN. Đây là phần thưởng xứng đáng với nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng. Tâm huyết xây dựng “Thành phố môi trường” luôn được thắp lửa bởi ý chí từ phía lãnh đạo thành phố.

Điều đó giải thích lý do vì sao Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh từng thẳng thừng từ chối tiếp nhận dự án hàng tỷ USD bởi những lo ngại ảnh hưởng về môi trường. Hành động này được coi là thông điệp khẳng định rằng lãnh đạo thành phố đang và sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường xanh, sạch, đẹp, đưa Đà Nẵng trở thành thành phố “đáng sống” với sự phát triển bền vững về môi trường.

“Cán bộ bây giờ phải biết tập xấu hổ”

Trong một cuộc họp với lãnh đạo các sở, ban ngành thành phố, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thay gây ấn tượng bất ngờ khi đề cập đến một khái niệm được đánh giá là “khá lạ lẫm” nhưng cũng “rất chí lý và thấm thía” đó chính là “văn hóa xấu hổ”. Chuyện xuất phát từ việc “hứa hẹn nhiều nhưng làm chẳng bao nhiêu” hoặc thậm chí không làm mà vẫn hứa với dân của một số cán bộ, ông Thanh nhấn mạnh: “Cán bộ bây giờ phải biết tập xấu hổ”.

Điều đó có nghĩa là, đối với những cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, phải có lòng tự trọng, sự dũng cảm và trên hết là tinh thần trách nhiệm, lời nói phải đi đôi với việc làm. Không thể nghĩ mình đã có chức, có quyền thì có hứa rồi không làm cũng chẳng sao, không dễ gì bị mất chức.

“Làm thì phải có lửa! Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ”

Đây là một phát biểu đáng nhớ, thể hiện rõ khí phách quyết liệt khi làm quan của ông Thanh trong buồi nói chuyện về Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo với cán bộ phụ nữ và trao giải “Chi hội Phụ nữ tiêu biểu” năm 2011 của Đà Nẵng.

Buổi nói chuyện trên gây được nhiều tiếng vang, tạo được nhiều ấn tượng đối với tất cả những người tham dự khi ông tuyên bố: “Làm thì phải có lửa! Ai mệt quá thì giơ tay xin nghỉ. Bí thư cấp quận, huyện đến Bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, chi hội phụ nữ phải nhận thức đúng tầm quan trọng của quỹ và vào cuộc quyết liệt!”.

Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo của Đà Nẵng là một chương trình hành động mang ý nghĩa nhân văn, được phát động trong các chi hội phụ nữ các cấp ở Đà Nẵng, theo đó, mỗi năm, mỗi phụ nữ sẽ đóng góp 500.000 đồng vào quỹ thuộc chi hội của mình, ai có điều kiện thì đóng góp cao hơn. Một điều đặc biệt là, những hộ phụ nữ nghèo thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ đóng góp giúp đồng thời ngân sách thành phố cũng sẽ hỗ trợ khoản tiền tương đương để từ đó hình thành một quỹ trong mỗi tổ, mỗi chi hội phụ nữ. Quỹ này sẽ được dùng trong trường hợp bất cứ thành viên nào trong tổ, chi hội phụ nữ, gặp khó khăn, gặp chuyện khẩn cấp cần vay tiền nóng hoặc cần vốn làm ăn… thì khỏi phải chạy vạy đi vay nặng lãi, mà đến ngay với quỹ để mượn tiền với lãi suất rất thấp là 0,5%.

Cũng trong buổi nói chuyện thân mật trên, ông Thanh cũng mạnh mẽ cam kết các cấp ủy Đà Nẵng sẽ nỗ lực hết sức trong việc giúp đỡ các hội viên phụ nữ khó khăn, các hộ phụ nữ nghèo đơn thân bằng nhiều hành động thiết thực, không để họ cô độc trong cuộc sống. Theo Bí thư Thành ủy, không có gì là có ngay từ đầu; chủ trương đúng rồi thì cứ làm, có gì chưa đúng thì điều chỉnh. Vấn đề là phải hành động, hành động và hành động quyết liệt hơn nữa.

Cuối cùng, vị Bí thư thành ủy bày tỏ tin tưởng về sự thành công của mô hình Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo mà Đà Nẵng đang phát động và tích cực triển khai: “Không biết tôi có lạc quan quá hay không, nhưng quan sát chung thì tôi tin quỹ này sẽ có lợi, sẽ giải quyết được nhiều việc lắm. Tôi có niềm tin về hiệu quả của cách làm này. Nếu làm tốt, không chừng đây sẽ là mô hình tốt cho phụ nữ cả nước làm theo!”.

BẠCH DƯƠNG (ĐẤT VIỆT ONLINE)

Nguyễn Bá Thanh đối thoại Giám đốc Sở xây dựng

Không chỉ tại kỳ họp thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng khoá VIII vừa diễn ra mà hầu như ở bất cứ kỳ họp nào của HĐND TP thì các giám đốc sở cũng đều “toát mồ hôi hột” trước chất vấn của các đại biểu và đặc biệt là của Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Bá Thanh.

Để bạn đọc có thể hiểu thêm không khí chất vấn tại các kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng và chất lượng điều hành công việc của các giám đốc sở, Infonet xin trích giới thiệu một phần cuộc “truy tận gốc, bắt tận ngọn” giữa các đại biểu HĐND và Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh với Giám đốc Sở Xây dựng Phạm Việt Hùng trong phiên chất vấn hôm 4/7 của kỳ họp thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng khoá VIII:

Kỳ họp thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng khoá VIII vừa diễn ra trong hai ngày 3 - 4/7 - Ảnh: HC

Kỳ họp thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng khoá VIII vừa diễn ra trong hai ngày 3 – 4/7 – Ảnh: HC

Đổ trách nhiệm

Đại biểu Trương Phước Ánh:Khu tái định cư (TĐC) phía Nam đường Nguyễn Tất Thành nối dài và khu TĐC Hoà Liên 3 đã thi công xong phần san nền, giao thông, thoát nước nhưng chưa có điện, nước sinh hoạt. Khi nào thì có điện, nước cho dân?
Ông Phạm Việt Hùng: Khu TĐC phía Nam đường Nguyễn Tất Thành hiện đã có 400 lô đất, khu TĐC Hoà Liên đã có 350 lô đất. Đối với khu vực đã có đất thực tế thì hệ thống cấp nước đã hoàn thành và sẵn sàng phục vụ. Riêng về cấp điện cho khu TĐC phía Nam đường Nguyễn Tất Thành do Công ty Điện lực Đà Nẵng đầu tư. Sở Xây dựng Đà Nẵng đã chỉ đạo Công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng (đơn vị điều hành dự án – PV) có công văn đôn đốc Điện lực Đà Nẵng triển khai cấp điện sinh hoạt cho nhân dân ở khu vực đã có đất thực tế. Hiện Điện lực Đà Nẵng đã dựng trụ và kéo dây nhưng chưa có điện là do vị trí bố trí trạm biến áp 250kV còn vướng giải toả 17 hộ thuộc xã Hoà Liên…
Ông Nguyễn Bá Thanh cắt lời: Người ta hỏi rất cụ thể, ông kể lể làm chi? Bữa ni là tháng 7, ông trả lời đi, tháng mấy xong? Người dân đang chờ mà ông lại kể lể dông dài Xuân Hạ Thu Đông!
Ông Phạm Việt Hùng: Ngành điện cam kết nhân dân đến nhận đất làm nhà đến đâu thì sẽ cung cấp điện đến đó.
Ông Nguyễn Bá Thanh:Không phải!
Ông Phạm Việt Hùng: Nếu cần thiết thì ngành điện sẽ kéo điện tạm để cho người dân.
Ông Nguyễn Bá Thanh:Nếu cần thiết răng nữa? Người ta đang cần mà ông còn nói nếu cần thiết!
Ông Phạm Việt Hùng: Báo cáo anh hiện nay Công ty Điện lực đang trồng trụ, kéo dây
Ông Nguyễn Bá Thanh:Bao giờ xong?
Ông Phạm Việt Hùng: Đang còn vướng mấy hộ…
Ông Nguyễn Bá Thanh: Tôi là người dân tôi không biết ông vướng cái chi. Ông vướng 17 hộ hay 9 hộ, 10 hộ tôi đâu cần quan tâm. Tôi hỏi bao giờ có điện thì trả lời, thế thôi. Trả lời nổi không?
Ông Phạm Việt Hùng: Báo cáo anh là để… Sở Xây dựng xin trả lời sau!
Ông Nguyễn Bá Thanh: Thế là ông không nắm được vấn đề!
Ông Ngô Tấn Cư, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Đà Nẵng đứng dậy cho biết: Hiện nay giao mặt bằng xây dựng chưa đủ. Giao mặt bằng đến đâu thì Điện lực Đà Nẵng làm đến đấy. Riêng các hộ đến xây nhà ở khu TĐC phía Nam đường Nguyễn Tất Thành, chúng tôi bảo đảm cho nhân dân vào ở là có điện. Còn khi nào Sở Xây dựng, BQL dự án bàn giao mặt bằng thì chúng tôi sẽ triển khai ngay việc cấp điện!
Ông Nguyễn Bá Thanh: Như vậy là ổng còn “móc” theo câu khi nào BQL dự án giao mặt bằng thì ổng làm. Còn ông này (Giám đốc Sở Xây dựng – PV) không biết cái chi hết trơn, cũng không biết hồi nào ông BQL xong. 17 hộ không biết bao giờ xong. Uỷ ban (UBND TP Đà Nẵng) các anh nghe đó thì biết. Ông ni đứng cứ coi như cái đó ở đâu đâu, không biết.
Còn 17 hộ nớ lý do là… tại vì… người ta chưa đi, cho nên số mới vô làm nhà không có điện. Không có điện là do 17 hộ không đi. Còn tại sao không đi thì không biết trách nhiệm của ai hết. Quản lý nhà nước yếu đến như thế đó. Thôi ông không biết thì trả lời qua chuyện khác đi. Nếu BQL dự án thuộc Sở Xây dựng thì Giám đốc Sở phải chịu trách nhiệm về việc chậm trễ dự án chứ không phải nói lơ mơ, đổ cho chỗ này chỗ kia!

Đại biểu HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Hoàng Sơn chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng Phạm Việt Hùng - Ảnh: HC

Đại biểu HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Hoàng Sơn chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng Phạm Việt Hùng – Ảnh: HC

Không sát thực tế, không nắm vấn đề

Đại biểu Nguyễn Hoàng Sơn:Mùa mưa năm 2011, Đà Nẵng có nhiều điểm ngập úng, ách tắc giao thông, gây khó khăn cho cuộc sống của người dân. Đề nghị cho biết đến nay đã khắc phục bao nhiêu điểm ngập úng và số điểm chưa khắc phục được là bao nhiêu, lý do vì sao chưa giải quyết. Đồng thời cho biết mùa mưa năm 2012 sắp đến có còn ngập úng như năm 2011 nữa không? Trước mắt, có phương án nào để hạn chế tối đa việc ngập úng trên địa bàn TP?
Ông Phạm Việt Hùng: Hiện trên địa bàn TP có 91 điểm ngập úng. Gồm quận Hải Châu 9, Thanh Khê 16, Sơn Trà 21, Ngũ Hành Sơn 9, Liên Chiểu 23, Cẩm Lệ 7 và Hoà Vang 6 điểm. Đến nay đã xử lý được 11 điểm ngập úng. Còn lại 80 điểm, Sở xây dựng đã báo cáo UBND TP và đề nghị bố trí kinh phí để xử lý, tổng cộng là 313,61 tỉ đồng. Do tình hình kinh phí khó khăn nên Sở Xây dựng đang xin ý kiến UBND TP để phân kỳ, chọn những điểm ngập úng căn cơ để xử lý trước mắt.
Ông Nguyễn Bá Thanh:Quận Hải Châu còn 2 điểm ngập nặng nhất là ở chỗ nào?
Ông Phạm Việt Hùng: Ở quận Hải Châu, hiện còn điểm ngập nặng trên đường Quang Trung.
Ông Nguyễn Bá Thanh:Ở đâu?
Ông Phạm Việt Hùng: Quang Trung. Quang Trung với lại à… chỗ gần gần chợ Tam Giác, chỗ cây xăng, chỗ đường à… cây xăng chỗ chợ Đống Đa, à chợ Tam Giác!
Ông Nguyễn Bá Thanh:Rồi còn chỗ nào nữa?
Ông Phạm Việt Hùng: Nói chung là các cái điểm um… um…
Ông Nguyễn Bá Thanh:Không, nói riêng chứ không nói chung! (cả hội trường bật cười)
Ông Phạm Việt Hùng: (ngắc ngứ)
Ông Nguyễn Bá Thanh:Ở Hải Châu, điểm ngập nặng nhất ở khu vực Đầm Rong (phường Thuận Phước) đã làm trạm bơm xong rồi, mùa mưa này sẽ giải quyết được chuyện ngập. Còn một điểm nữa là ở khu vực đường Trương Chí Cương (phường Hoà Cường). Đấy, ông phải lo xúc tiến nhanh các thủ tục đi, hình thành trạm bơm ở đó mới giải quyết được cả tuyến của khu vực Hoà Cường ra ngoài sông kia kìa. Thôi nói qua cái khác đi. Ông không nắm được gì hết!
Và đối phó

Đại biểu Thái Thanh Hùng:Dự án Bến xe liên tỉnh đã đưa vào sử dụng 5 năm. Từ đó đến nay, tổ 41 (Hoà Mỹ 6, phường Hoà Minh, quận Liên Chiểu) có 55 hộ dân, đặc biệt là có 17 hộ dân mưa xuống nước ngập vào nhà, có nhà ngập 1 – 2m. Lý do là mương thoát nước nhỏ, chạy vòng vèo. Dân yêu cầu làm cống thẳng ra đường cống chạy quanh bến xe, dài khoảng 25m là giải quyết được ngập. Nhưng 5 năm nay người dân đề nghị không ai giải quyết. Tại kỳ họp thứ 3, tôi đã chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng, song qua 6 tháng cử tri vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Vậy bao giờ mới giải quyết được?
Ông Phạm Việt Hùng: Vấn đề trên Sở Xây dựng đã có báo cáo tại công văn 2201 ngày 20/6/2012. Theo đó, đã đề xuất và UBND TP đã đồng ý tại công văn 4383 ngày 3/7/2012 cụ thể như sau: Nâng cao trình kiệt, hẻm hiện trạng…
Ông Nguyễn Bá Thanh cắt ngang: Cái chi? Cái chi?
Ông Phạm Việt Hùng: Báo cáo anh là vấn đề này Sở Xây dựng đã có báo cáo và UBND TP đã…
Ông Nguyễn Bá Thanh:À, UBND TP mới đồng ý ngày hôm qua ấy hả? Đúng rồi. Do kỳ họp HĐND ni cho nên các ông đối phó.
Ông Phạm Việt Hùng: Kinh phí tối đa là sáu trăm hai…
Ông Nguyễn Bá Thanh lại cắt ngang: Thôi không cần đọc nữa. Cái đó người ta chất vấn từ hồi ông Nguyễn Ngọc Tuấn còn làm Giám đốc Sở Xây dựng kia, bây giờ lên đến Phó Chủ tịch UBND TP rồi ông Tuấn ơi. Ông mắc nợ cái nớ ông đi giải quyết đi. Có mấy chục mét đường cống chứ có phải tốn tiền ghê gớm lắm đâu mà để nói tới, nói lui rồi các ông đối phó. Ngày hôm qua đây các ông mới ký, chừ nghe có vẻ công văn nọ, công văn kia, tưởng mô hay lắm. Thôi ông đừng nói nữa hắn kỳ. Ông lo giải quyết trước mùa mưa, không có nói ú ớ gì hết. Cho 60 ngày, giải quyết đi, đừng nói lòng vòng nữa!
Làm lộn ngược đầu nên công việc ách tắc

Kết thúc phiên thảo luận, ông Nguyễn Bá Thanh yêu cầu các giám đốc sở rút kinh nghiệm để các phiên chất vấn chất lượng hơn. Muốn chất lượng hơn chỉ có một cách là… lội dưới cơ sở. Họp hội cũng cần nhưng phải dành thời gian đi sâu, đi sát cơ sở mới nắm được vấn đề, để hỏi đâu trả lời đấy.
“Mình là cơ quan chuyên môn, cơ quan tham mưu thì phải sâu hơn lãnh đạo. Nhiều lúc lãnh đạo TP lại sát hơn giám đốc sở. Cứ làm lộn ngược đầu như thế nên công việc ách tắc là phải. Mình phải chịu khó đi mới quán xuyến được công việc và đi thẳng vô câu người ta hỏi. Phải nắm được gốc của vấn đề để biết cách xử lý và trả lời cho dân, chứ đừng “phỉnh” người ta, nói theo kiểu cho… uống thuốc an thần!” – ông Nguyễn Bá Thanh nói.
HẢI CHÂU (GHI)

Hacker Sinh Tử Lệnh là ai?

Mới chỉ ở vào quý đầu tiên của năm 2012, tuy nhiên tình trạng hacker tấn công chiếm quyền kiểm soát những website đình đám tại Việt Nam đã lên tới mức báo động. Lần lượt những trang web của Bkav, Unikey, website trường nơi em “Quỳnh Anh got talent” học tập và đình đám nhất là vụ báo điện tử VietNamNet bị hacker tấn công DDoS trong năm 2011.

Cho đến tận sáng ngày 22/3 vừa qua, Đại tá Trần Văn Hòa, Cục phó Cục Cảnh sát phòng chống Tội phạm Công nghệ cao – C50 (Bộ Công an) đã tuyên bố tại một cuộc hội thảo về bảo mật tại Hà Nội rằng thủ phạm tấn công website của Bkav và Báo điện tử VietNamNet là do nhóm hacker mang tên “Sinh Tử Lệnh” gây ra. Vậy nhóm hacker này có thân thế ra sao?

Theo Đại tá Trần Văn Hòa, báo điện tử VietNamNet bị Sinh Tử Lệnh tấn công.

Theo Đại tá Trần Văn Hòa, báo điện tử VietNamNet bị Sinh Tử Lệnh tấn công.

Cái tên “Sinh Tử Lệnh” đã là chủ đề bàn tán sôi nổi của giới bảo mật trong nước từ năm 2010, 2011 bởi nhóm đã tấn công chiếm quyền kiểm soát rất nhiều trang web và blog nổi tiếng tại Việt Nam. Sau mỗi lần hacker xâm nhập và phá hoại thành công đều để lại hình ảnh một tấm thẻ bài mang tên Sinh Tử Lệnh trên giao diện trang web. Tấm “lệnh bài” đó đã từng là nỗi khiếp sợ một thời của giới webmaster và các chủ blog.

Từ năm 2010 tới nay, nhóm Sinh Tử Lệnh thực hiện rất nhiều vụ tấn công vào những trang web đình đám như VietNamNet, hệ thống website của hãng bảo mật Bkav, Unikey, blog (tiêu biểu nhất là blog của nhạc sĩ Tô Hải) và “gây thù chuốc oán” với Hvaonline.net, (diễn đàn hacker Việt Nam, đã từng bị nhóm tin tặc xâm nhập vào sever và đánh cắp thông tin).

"Lệnh bài" Sinh Tử Lệnh.

“Lệnh bài” Sinh Tử Lệnh.

Hơn nữa, cách thức gây sự chú ý của nhóm cũng là một yếu tố khiến dư luận cực kì quan tâm. Đã có một thời kì, Sinh Tử Lệnh chuyên đi “dẹp loạn” những trang tin lề trái (trong cách nói ẩn dụ “lề trái”, “lề phải”: lề trái ám chỉ những trang web, blog, cá nhân… chuyên đăng tin phản động, còn báo chí nước nhà là báo lề phải).  Đáng nói ở chỗ, sau một thời gian hoạt động, Sinh Tử Lệnh bắt đầu đan xen một số vụ tấn công phá hoại như xâm nhập vào hàng loạt website nổi tiếng tại Việt Nam, đánh cắp thông tin cá  nhân, tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).

Hình ảnh một blog bị Sinh Tử Lệnh tấn công.

Hình ảnh một blog bị Sinh Tử Lệnh tấn công.

Dư luận hiện tại có rất nhiều thông tin trái chiều về danh tính của nhóm tin tặc này. Thậm chí khoảng giữa tháng 7/2011, không ít trang báo đã đăng tin rằng Sinh Tử Lệnh thật sự là một người tên Tuấn, sinh năm 1978 tại Quảng Nam, có nickname tohoangvu. Hiện Tuấn đang sống tại Sài Gòn và hoạt động dưới vỏ bọc là một nhà thiết kế (!?).

Trước đó vào những tháng cuối năm 2010, trên mạng cũng đã rộ lên tin tức về danh tính của Sinh Tử Lệnh khởi nguồn từ diễn đàn vietland… . Theo những gì cư dân mạng bàn tán, Sinh Tử Lệnh là một nhóm sinh viên du học tại Mỹ, rất trẻ và đều đang học Tiến sĩ các ngành khoa học. Người cầm đầu nhóm sinh ra tại Hải Phòng, tốt nghiệp bằng Toán của trường đại học Bách khoa Hà Nội, có “nét mặt bầu bĩnh, đeo kính nhìn rất hiền lành và có cô bạn gái cũng dễ thương không kém”. Mặc dù sau đó chính tác giả đã đăng một bài đính chính về thông tin đã đưa trên vietland… là hoàn toàn sai, nhưng làn sóng bình luận về danh tính nhóm hacker đình đám này vẫn tiếp diễn.

Tác giả Xuân Nhi đã từng đưa thông tin về Sinh Tử Lệnh lên Vietland...

Tác giả Xuân Nhi đã từng đưa thông tin về Sinh Tử Lệnh lên Vietland…

Thậm chí một số bloger còn viết thẳng trên blog của mình rằng: thực chất Sinh Tử Lệnh là nhóm hacker được đào tạo bởi chính hãng bảo mật Bkav, hoạt động dưới sự điều khiển của C50 (Bộ công an) để “dẹp loạn” những trang web “lề trái” tại Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin này hoàn toàn không đáng tin cậy, bởi chẳng có bằng chứng nào đảm bảo cho sự chính xác cũng như nguồn gốc của chúng.

Tại diễn đàn hacker Việt Nam Hvaonline.net, thông tin trong topic “RCE và vô hiệu hóa VB.NET” của thành viên TQN có phần nghiêm túc và rõ ràng hơn cả. Cùng với sự góp sức của nhiều thành viên khác, tác giả đã đưa ra những bằng chứng rất thuyết phục về hoạt động của nhóm hacker Sinh Tử Lệnh sau khi dày công nghiên cứu và tìm hiểu. Theo đó, đúng là có một người tên Tuấn sinh năm 1978, nickname tohoangvu đã bị phát hiện có liên quan đến hoạt động của nhóm tin tặc. Tuy nhiên, bằng chứng tìm được không đủ để xác minh liệu Tuấn có phải là thành viên của Sinh Tử Lệnh hay chỉ là victim (con tin, nạn nhân bị những tin tặc sử dụng làm lá chắn).

Qua phân tích một file .exe mạo danh file .doc được Sinh Tử Lệnh gửi qua mail, tác giả phát hiện ra nhóm tin tặc này gồm khoảng 2, 3 team tham gia viết malware chứ không phải chỉ là một người. Khả năng viết code của nhóm rất khá, và có vẻ như Sinh Tử Lệnh được ai đó (hoặc một tổ chức nào đó) huấn luyện kĩ lưỡng, đầu tư nhiều công sức, tiền bạc để thực hiện các vụ tấn công với quy mô lớn.

Một email chứa mã độc. (ảnh: Hvaonline.net).

Một email chứa mã độc. 

Những thành viên của diễn đàn HVA còn tìm ra thêm một thông tin thú vị: dường như có một người có nickname Wu Yu Zhen có liên hệ mật thiết với những hoạt động của nhóm. Mặc dù vậy rất khó xác định danh tính và quốc tịch của người này, bởi y có thể viết và sử dụng cả tiếng Việt lẫn tiếng Trung một cách thành thạo, nhưng lại post nhạc Hoa, đăng ảnh thư pháp và diễn viên Hồng Kông như một người Trung Quốc đích thực. Ngay lập tức, tin này dấy lên làn sóng dư luận trên mạng rằng Sinh Tử Lệnh là nhóm hacker thân Trung Quốc. Nhưng đó chỉ là những võ đoán bởi các thông tin đưa cũng chưa thể xác minh xem thành viên của Sinh Tử Lệnh có xuất xứ từ đâu, liệu có nhiều người “giỏi” tiếng Trung hay không.

Đặc biệt hơn, topic của thành viên TQN dường như đã “rút dây động rừng” nên bị nhóm Sinh Tử Lệnh theo dõi rất kĩ, mỗi bằng chứng về Wu Yu Zhen vừa được gửi link thì địa chỉ đó đã ngay lập tức không còn tồn tại. Toàn bộ thông tin về Wu Yu Zhen trên mạng cũng bị xóa trong vòng một ngày.

Tuy nhiên thật đáng tiếc, topic này đã dừng lại hồi cuối tháng 8/2011, khi thông tin về Sinh Tử Lệnh vẫn còn quá mông lung, mịt mờ. Bởi các thành viên diễn đàn HVA chỉ có thể phân tích, vạch mặt một phần, để có thể điều tra và triệt phá một cách tường tận cần có sự giúp đỡ của các nhà mạng và cơ quan chức năng. Cho tới nay đã hơn nửa năm trôi qua, Sinh Tử Lệnh vẫn tồn tại và có lẽ lại bắt đầu thực hiện các hoạt động phá hoại như đại tá Trần Văn Hòa khẳng định.

Sự thật về nhóm hacker Sinh Tử Lệnh vẫn chưa được sáng tỏ.

Sự thật về nhóm hacker Sinh Tử Lệnh vẫn chưa được sáng tỏ.

Thật sự chúng ta không thể biết được một tin tặc nào đó (hoặc một nhóm tin tặc) chính xác là ai, hay là những ai. Điều này là hiển nhiên bởi trừ khi họ là những hacker mũ trắng, nếu không sẽ chẳng hacker nào khôn ngoan tới mức tiết lộ cho cả thế giới biết được danh tính thực sự của mình. Đối với Sinh Tử Lệnh cũng vậy, tất cả những thông tin bạn đọc trong bài chỉ là phỏng đoán, được tập hợp từ nhiều manh mối khác nhau trên internet.

(Theo MaskOnline)

Điều động, bổ nhiệm ông Nông Quốc Tuấn làm Phó Chủ nhiệm UB Dân tộc

Ngày 8/6/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 698/QĐ-TTg về việc điều động, bổ nhiệm ông Nông Quốc Tuấn giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Ông Nông Quốc Tuấn.

Ông Nông Quốc Tuấn.

Trước khi có quyết định điều động, bổ nhiệm này, ông Nông Quốc Tuấn đang là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Ông Nông Quốc Tuấn (sinh năm 1963) từng được giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc từ tháng 1/2008.

Tháng 4/2009, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Tháng 8/2010, ông Nông Quốc Tuấn được bầu là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Tháng 1/2011, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nông Quốc Tuấn được căn cứ trên Luật Tổ chức Chính phủ, Quyết định 528-QĐNS/TW của Bộ Chính trị và ý kiến của Bộ Chính trị tại văn bản ra một ngày trước đó, 7/6/2012.

Hoàng Thắng

Thuyên chuyển công tác của TS Xuân Diện

TSNguyễn Xuân Diện, người đang bị thanh tra về blog chính trị – xã hội của ông, bắt đầu nhận nhiệm vụ mới tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm hôm 11/6.
Ông xác nhận với BBC về việc chuyển sang làm Phó Trưởng phòng Nghiên cứu Văn bản Văn học.

Diện nói ông bắt đầu công việc mới hôm 11/6

Diện nói ông bắt đầu công việc mới hôm 11/6

Trước đó, ngày 7/6, Viện trưởng Trịnh Khắc Mạnh đã ký quyết định điều động ông Diện khỏi chức Phó Giám đốc Thư viện.
Ông Mạnh từ chối trả lời phỏng vấn BBC về quyết định điều động được đưa ra vào đúng lúc ông Diện gặp khó khăn với chính quyền do các bài viết trên blog mà nay đã không còn truy cập được.
“Cái này tôi không trả lời các anh, không trả lời đài báo gì cả. Cảm ơn các anh đã gọi điện nhưng chúng tôi không trả lời,” ông Mạnh nói. Bản thân ông Diện nói với BBC: “Chức vụ phó giám đốc Thư viện Hán Nôm tương đương với chức phó trưởng phòng mà tôi đang làm. Đó gọi là chuyển ngang.”Ông nói đây là công việc của một nghiên cứu viên.

Chấp hành điều động
Khi được hỏi liệu việc điều động này có liên quan gì tới việc ông viết blog và đang gặp rắc rối với chính quyền không, ông Diện trả lời:”Tôi cũng không biết nó có liên quan gì hay không nhưng thủ trưởng cơ quan điều động như vậy thì trước hết tôi chấp hành đã.” Tiến sỹ Diện cũng nói hiện ông chưa tiện trả lời về blog của ông do đang khiếu nại Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội.

Sở này hôm 8/6 đã xác nhận họ nhận được đơn khiếu nại của ông về chuyện thanh tra đã không nêu rõ ông vi phạm pháp luật như thế nào để có quyết định thanh tra đột xuất. Ông Diện cũng chất vấn thanh tra văn hóa về sự hiện diện của công an tại cuộc họp hôm 1/6, điều mà ông cho là trái pháp luật.
Ngoài ra, ông Diện còn tố cáo thanh tra không đi vào trọng tâm trong khi làm việc làm “lãng phí” thời gian của ông bên cạnh chuyện “tự ý” quay phim chụp ảnh trong quá trình làm việc. Trong một số vụ gây tranh cãi gần đây như Vụ Bản ở Nam Định, Văn Giang ở Hưng Yên và Tiên Lãng ở Hải Phòng, ông Diện đã đứng về phía người dân mất đất và giúp họ có tiếng nói cho dù chỉ là trên không gian ảo. Giới quan sát nói chính quyền, vốn đã quen kiểm soát báo chí chính thống, cảm thấy bị thách thức trước sự tự do đưa tin của các blogger. Mấy ngày vừa qua, một số trang blog chính trị – xã hội trong nước than phiền rằng họ bị chính quyền đặt “tường lửa”.

Theo: BBC

Việt Nam cần sẵn sàng cho chiến tranh mạng

Gần đây, thông tin về sâu máy tính Flame có những khả năng gián điệp tinh vi hoành hành ở khu vực Trung Đông suốt 5 năm qua đã làm cho mối quan ngại về nguy cơ diễn ra các cuộc chiến tranh mạng hay xâm hại an ninh quốc gia thông qua không gian ảo ngày càng trở nên sâu sắc.

Trước đó, theo tờ The New York Times, sâu Stuxnet, một sản phẩm hợp tác giữa các cơ quan an ninh Israel và Mỹ, đã thành công trong việc chiếm quyền điểu khiển suốt một thời gian dài các máy tính vận hành các máy ly tâm có nhiệm vụ tinh chế uranium tại nhà máy hạt nhân Natanz của Iran. Sâu Stuxnet được cho là đã thành công trong việc phá hỏng hàng trăm máy ly tâm ở cơ sở hạt nhân này bằng cách thay đổi tốc độ vận hành của máy, gây thiệt hại không nhỏ cho chương trình hạt nhân của Iran.

Chiến trường internet và an ninh quốc gia

Sâu Flame hay Stuxnet là những ví dụ điển hình cho thấy mạng internet ngày càng trở nên khắc nghiệt, và không gian ảo giờ đây đã trở thành một chiến trường mà ở đó các quốc gia cũng cần dành sự quan tâm thích đáng để có thể bảo vệ an ninh và sự thịnh vượng cho chính mình. Không như chiến trường thực tế, chiến trường trên không gian mạng không hề có tiếng súng nhưng tác động và sức tàn phá của nó không hề thua kém các loại vũ khí, bom đạn thông thường, như phát biểu gần đây của Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ William Lynn rằng: “Trong thế kỷ thứ 21, bit và byte có thể nguy hiểm như bom đạn vậy. Chỉ cần gõ bàn phím ở một quốc gia cũng có thể tác động đến phần còn lại của thế giới chỉ trong chớp mắt”.

Quan trọng hơn, các cuộc tấn công trên không gian mạng vốn không có biên giới rất khó phát hiện, và nếu phát hiện ra cũng khó truy lùng nguồn gốc và quy trách nhiệm. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ cũng làm cho các thách thức và nguy cơ từ internet đối với an ninh của các quốc gia ngày càng phức tạp hơn. Tất cả những điều này làm cho chủ quyền và an ninh của các quốc gia trên không gian mạng trở nên mong manh, dễ vỡ hơn bao giờ hết.

Việt Nam cần sẵn sàng cho chiến tranh mạng

Việt Nam cần sẵn sàng cho chiến tranh mạng

Đối mặt với tình hình đó, các quốc gia đã có những biện pháp khác nhau nhằm một mặt tăng cường bảo vệ an ninh thông tin của quốc gia mình, mặt khác tìm cách khai thác các công cụ trên internet để làm suy yếu an ninh của các quốc gia khác khi cần. Nhiều quốc gia như Mỹ, Úc… đã cho ban hành Chiến lược quốc gia về an ninh mạng. Trong khi đó, Trung Quốc đã thiết lập đội đặc nhiệm an ninh mạng để đối phó với các cuộc tấn công từ internet. Tuy nhiên, cũng có các cáo buộc cho rằng Chính phủ Trung Quốc đang sử dụng những “chiến binh mạng” này để tiến hành các cuộc tấn công trên internet nhằm vào các quốc gia khác, đặc biệt là để phục vụ mục đích thu thập thông tin tình báo quân sự và thương mại.

An ninh thông tin tại Việt Nam

Từ khi Việt Nam chính thức kết nối với mạng internet toàn cầu vào cuối năm 1997, internet ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò sâu rộng trong mọi mặt đời sống của đất nước. Điển hình như việc số lượng website cũng như tỉ lệ dân số sử dụng internet tại nước ta đã tăng mạnh trong vòng hơn mười năm qua. Những nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công và cải cách hành chính cũng đã đạt được những kết quả bước đầu.

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ này của internet là nguy cơ ngày càng tăng của các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là nhắm vào các cơ quan nhà nước. Ví dụ, có báo cáo cho thấy trong năm 2011 và 4 tháng đầu năm 2012 đã có hàng ngàn website tại Việt Nam bị đánh sập, trong đó bao gồm cả các website của các cơ quan nhà nước như cổng thông tin điện tử của các tỉnh Nam Định hay Hậu Giang. Việc một quốc gia có nền công nghệ khá tiên tiến như Iran đã bị sâu Stuxnet xâm nhập vào hạ tầng thông tin của một cơ sở an ninh trọng yếu suốt một thời gian dài cho thấy ở một quốc gia như Việt Nam, việc mạng máy tính của các cơ quan nhà nước, kể cả các cơ quan trọng yếu, bị tin tặc nước ngoài xâm nhập là một khả năng không phải khó hình dung. Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ an ninh thông tin, đặc biệt là trong các cơ quan nhà nước trọng yếu, trở thành một vấn đề hết sức quan trọng ở nước ta.

Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước ở nước ta đang gặp những thách thức không nhỏ. Đầu tiên, vấn đề ngân sách hạn chế gây khó khăn cho việc đầu tư thích đáng vào các giải pháp kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị nhằm nâng cao khả năng bảo mật. Thứ hai, chính sách tiền lương hiện tại khó thu hút được những chuyên viên kỹ thuật giỏi, đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực bảo mật, vào làm việc cho các cơ quan nhà nước. Thứ ba, ý thức từ các nhà lãnh đạo cho đến các chuyên viên trong các cơ quan nhà nước về vấn đề bảo mật và an toàn thông tin nhìn chung còn chưa cao. Thứ tư, các biện pháp của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm giải quyết vấn đề an ninh thông tin ở cấp quốc gia còn thiếu bài bản, đồng bộ và hệ thống.

Một số giải pháp

Việt Nam cần có những biện pháp, chính sách phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề này trên tinh thần an ninh thông tin chính là linh hồn và nền tảng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước. Nếu không có an ninh thông tin, hạ tầng thông tin sẽ trở thành con dao hai lưỡi, có thể trực tiếp gây phương hại đến an ninh quốc gia.

Thứ nhất, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho việc đảm bảo an ninh thông tin ở các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan trọng yếu về an ninh quốc gia, trên cả phương diện cơ sở vật chất lẫn con người. Các cơ quan cần được trang bị các thiết bị và phương tiện bảo mật phù hợp với mức độ nhạy cảm của thông tin mà họ xử lý, đồng thời có chính sách đặc biệt để thu hút những chuyên gia quản trị mạng, chuyên gia bảo mật giỏi… vào làm việc. Điều này rất quan trọng khi mà hiện tại những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này nếu làm việc ở khu vực tư nhân hay nước ngoài có thể có được thu nhập gấp nhiều lần so với khi làm việc trong các cơ quan nhà nước.

Thứ hai, cần có biện pháp giáo dục và nâng cao nhận thức về an ninh thông tin cho không chỉ các chuyên viên mà cả lãnh đạo các cấp của các cơ quan thông qua các khóa tập huấn. Các lãnh đạo có nhận thức tốt về an ninh thông tin sẽ có các quyết định phù hợp nhằm đảm bảo an ninh thông tin cho cơ quan, bao gồm việc ban hành và thực thi các chính sách bảo mật, cũng như khi xem xét các khoản đầu tư cho việc đảm bảo an ninh thông tin. Trong khi đó, việc giáo dục ý thức bảo vệ an ninh thông tin cho nhân viên các cơ quan nhà nước cũng hết sức quan trọng, bởi ngay cả khi đã có các giải pháp kỹ thuật hoàn hảo thì con người vẫn là mắt xích yếu nhất trong việc đảm bảo an ninh thông tin. Ví dụ, việc click vào một đường link trong một email lạ, truy cập một trang web đen, hay công bố email cơ quan hoặc thông tin về nơi làm việc trên các trang mạng xã hội… đều là những việc làm có thể uy hiếp an ninh thông tin của một cơ quan. Đã đến lúc các cơ quan nhà nước cần đưa chương trình giáo dục về an ninh thông tin vào chương trình đào tạo tiền công chức, và buộc các công chức mới ký cam kết tuân thủ các nguyên tắc bảo đảm an ninh thông tin trước khi tham gia làm việc tại cơ quan.

Thứ ba, chính phủ cần sớm ban hành chiến lược quốc gia về an ninh thông tin để định hướng cho việc đảm bảo an ninh thông tin không chỉ trong lĩnh vực nhà nước mà cả lĩnh vực tư nhân. Ngoài ra, Chính phủ cần xác định một cơ quan đầu mối nhằm thực hiện thống nhất và hiệu quả chính sách quốc gia về an ninh thông tin, đặc biệt là trong các cơ quan nhà nước. Ví dụ ở Australia, Cơ quan Thám báo Quốc phòng (Defense Signal Directorate – DSD) thuộc Bộ Quốc phòng được giao là cơ quan đầu mối đảm bảo an ninh mạng cho Australia. DSD đã xây dựng Sổ tay An ninh Thông tin (Information Security Manual), trong đó xác lập các tiêu chuẩn kỹ thuật (thiết bị, thiết kế…), hay các quy trình, chính sách… liên quan đến an ninh thông tin áp dụng bắt buộc cho các cơ quan thuộc chính phủ liên bang. DSD cũng là cơ quan đầu mối giám sát và hợp tác quốc tế về an ninh thông tin quốc gia, đưa ra các cảnh báo về nguy cơ trên mạng, đồng thời hỗ trợ các cơ quan đối phó hoặc điều tra các cuộc tấn công mạng. Đây cũng là mô hình mà Việt Nam có thể tham khảo và học tập.

Việc Bộ Quốc phòng Việt Nam hiện tại là một trong số ít các cơ quan cấp bộ ở Việt Nam cũng như các Bộ Quốc phòng trên thế giới không có website là một thực tế ít người biết nhưng không đáng ngạc nhiên. Khi mà các mối đe dọa trên mạng ngày càng nhiều nhưng khả năng bảo mật còn hạn chế thì việc một cơ quan trọng yếu về an ninh quốc gia lựa chọn đứng ngoài môi trường internet là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tốt nhất trong một thế giới mà internet ngoài những mặt tiêu cực còn có thể mang lại những tác dụng tích cực to lớn. Trường hợp của Bộ Quốc phòng cũng là một ví dụ điển hình cho thấy Việt Nam còn nhiều việc phải làm để nâng cao hơn nữa an ninh thông tin và sẵn sàng cho một tương lai nơi mà internet vừa là một phần không thể thiếu của đời sống kinh tế – chính trị – xã hội đất nước, vừa có thể là một mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh quốc gia.

LÊ HỒNG HIỆP (TUẦN VIỆT NAM)