Thủ tướng Nguyễn tấn dũng yêu cầu báo cáo lại vụ Văn Giang

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn tấn dũng vừa yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hưng Yên giải trình, báo cáo lại cụ thể quá trình cưỡng chế đất tại Văn Giang (Hưng Yên), trong đó có việc lực lượng cưỡng chế gây thương tích cho người dân và nhà báo.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Lãnh đạo Hưng yên phải nói rõ những vấn đề có sai phạm trong vụ cưỡng chế, cá nhân nào sai phạm phải xử lý nghiêm.

Trước đó, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì ngày 2/5, ông Nguyễn Khắc Hào,phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, đã có báo cáo về vụ cưỡng chế đất nông nghiệp ở Văn Giang. Trong báo cáo ông Hào khẳng định việc cưỡng chế đã thành công, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Người dân xã Xuân Quan thu dọn vườn cây cảnh sau vụ cưỡng chế sáng 24/4. Ảnh: Vnexpress

Người dân xã Xuân Quan thu dọn vườn cây cảnh sau vụ cưỡng chế sáng 24/4. Ảnh: Vnexpress

Tuy nhiên, sau những phát ngôn chính thức của ông Hào với Thủ tướng, dư luận cho rằng báo cáo của ông Hào chưa hoàn toàn đúng sự thật khi đã có người dân và hai nhà báo bị lực lượng cưỡng chế gây thương tích.

Cụ thể, sau khi xảy ra vụ cưỡng chế Văn Giang (ngày 24/4), trên mạng internet xuất hiện clip hai người bị đánh trong vụ cưỡng chế. Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (42 tuổi), Trưởng phòng thời sự, chính trị, kinh tế (Trung tâm tin, VOV) và PV Hán Phi Long (33 tuổi) khẳng định, clip ghi lại cảnh hai người bị đánh trong vụ Văn Giang lan truyền trên mạng Internet phản ánh đúng những gì đã xảy, không có sự dàn dựng hay giả tạo nào.

Ngay sau đó vụ việc đã được lãnh đạo VOV phản ánh với Hội Nhà báo Việt Nam và lãnh đạo Hội đã gửi công văn yêu cầu huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên có báo cáo về sự việc.

Chiều 9/5, ông Bùi Huy Thanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh cho rằng, chưa có bằng chứng hay nhân chứng gì có thể khẳng định hai nhà báo VOV chính là hai người bị đánh trong clip kia vì hình ảnh quay xa và mờ, không nhìn rõ mặt những người bị đánh.

Truy nhiên, ông Nguyễn Hoài Thu, Giám đốc Trung tâm tin (Đài Tiếng nói Việt Nam – VOV) đã phản ứng gay gắt sau phát ngôn này. Ông cho rằng, đòi hỏi trên của tỉnh Hưng Yên là bất khả thi. “Hai nhà báo là nhân vật trong clip chứ đâu phải là tác giả quay clip mà có được clip gốc. Đòi hỏi họ phải tìm được nhân chứng trong điều kiện vừa bị đánh hội đồng tới tấp cũng là không thể”, ông Thu nói.

Chiều 10/5, tại buổi làm việc với đại diện lãnh đạo và Đảng ủy Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) cùng hai nhà báo bị hành hung trong vụ cưỡng chế tại Văn Giang hôm 24/4, ông Trần Huy Ngạn, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên mong Ông Ngạn mong lãnh đạo VOV và hai nhà báo “thông cảm” vì sự phản hồi chậm trễ của Công an Hưng Yên, đồng thời khẳng định những hành động trong clip là sai phạm. Đồng thời, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên cũng xác nhận, tại trụ sở Công an huyện Văn Giang hôm đó (24/4), ông có nhìn thấy nhà báo Hán Phi Long mặt mũi bị sưng tím. Ông Ngạn cam kết với lãnh đạo VOV “sẽ xử lý nghiêm những người vi phạm trong thời gian sớm nhất”.

Ngày 11/5, Đại tá Nguyễn Văn Minh, Phó Giám Công an tỉnh Hưng Yên đã ký giấy mời của Công an tỉnh Hưng Yên gửi lãnh đạo Trung tâm Tin cùng với 2 nhà báo Nguyễn Ngọc Năm, Trưởng phòng và nhà báo Hán Phi Long, phóng viên Phòng Phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế – Trung tâm Tin đến làm việc vào 9h ngày 16/5 tại trụ sở Công an tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, buổi làm việc này đã bị hoãn lại, không rõ lý do và thời gian tổ chức lại cuộc làm việc giữa các bên liên quan.

Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện cưỡng chế từ khoảng 7h đến hơn 11h dưới sự chỉ đạo của Bí thư và Chủ tịch tỉnh Hưng Yên.

Thông tin trên trang web của tỉnh mô tả, một ngày trước khi cưỡng chế, khoảng hơn 100 người dân dựng 2 lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng. Sáng ngày 24/4, khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực cưỡng chế. Sau 7h sáng, còn khoảng 200 người dân dùng cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế.

Nguồn : http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Thu-tuong-yeu-cau-bao-cao-lai-vu-Van-Giang/20125/213178.datviet

Quốc hội sẽ không bàn vụ Văn Giang?

Quốc hội Việt Nam gần như chắc chắn sẽ không đưa cuộc cưỡng chế đất đai gây tranh cãi ở Văn Giang vào nghị trình làm việc chính thức của kỳ họp kéo dài một tháng bắt đầu từ 21/5.
Tuy nhiên đại biểu Dương Trung Quốc nói có thể sẽ có đại biểu quốc hội chất vấn về vụ cưỡng chế này khi bàn về Luật Đất đai nói chung.

“Điều này tùy vào các đại biểu. Nhưng muốn chất vấn phải nắm thật sát tình hình thực tế,” ông Quốc nói.

Bản thân đại biểu Đồng Nai này nói ông cũng chưa có các “số liệu, dữ liệu” đầy đủ về cuộc cưỡng chế với sự tham gia của hàng ngàn nhân viên công lực để thu hồi gần sáu ha đất của hơn 160 hộ dân tại huyện Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên.
Mặc dù vậy ông nói cách ứng xử của chính quyền trong vụ Văn Giang đã “tạo ra xung đột không đáng có” và ông cho rằng đây là điều “rất đáng tiếc”.
Ông cũng nói thêm chương trình làm việc của Quốc hội đã được “xây dựng từ trước” và ông không thấy chuyện Văn Giang hay Tiên Lãng được đưa vào nghị trình.
Sau một thời gian dài yên lặng, báo chí trong nước mấy ngày gần đây bắt đầu đề cập tới vụ hai phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam bị ‘hành hung’ khi có mặt tại Văn Giang vào hôm cưỡng chế 24/4.

Một số video được đưa lên mạng cho thấy cảnh hai người, nay được xác định là các phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam, bị khoảng 10 công an và dân phòng đánh hội đồng bằng dùi cui, gậy gộc và tay chân.
Trong một cảnh quay, một trong hai người gục xuống vì bị đánh liên tục sau khi một cảnh sát mở màn bằng việc vụt dùi cui vào đầu ông này.
Ngoài vụ xảy ra với hai phóng viên, một số người dân Văn Giang cũng cáo buộc chính quyền nặng tay với họ.
‘Vô lý kiểu khác’
Chúng tôi liên lạc với ông Doãn Thế Cường thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên để hỏi về các cáo buộc hành hung của hai nhà báo và của người dân Văn Giang nhưng vị đại biểu này từ chối trả lời, dù về lý thuyết ông là đại diện của người dân.
Có vẻ đây là sự lặp lại của những gì xảy ra ở Tiên Lãng khi dân biểu không có ý kiến gì công khai về việc quyền lợi của người dân bị xâm phạm.

Giáo sư Thuyết nói cần chú ý hơn tới việc ổn định cuộc sống cho những người dân mất đất

Giáo sư Thuyết nói cần chú ý hơn tới việc ổn định cuộc sống cho những người dân mất đất

Đại biểu Quốc hội nổi tiếng với những cách đặt vấn đề gây nóng nghị trường của khóa XII, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nói đây là điều “rất là kỳ” và nói thêm:
“Trong những trường hợp ấy thì các đại biểu Quốc hội chưa thực hiện được đúng cái nhiệm vụ của mình là người đại biểu cho người dân. Tôi cho rằng đại biểu hoàn toàn có thể thực hiện cái này trong khuôn khổ của pháp luật VN.
“Đại biểu có thể đến gặp người dân, lấy nguyện vọng của người dân để trao đổi với chính quyền. Và đại biểu cũng phải lên tiếng ở trong những trường hợp mà quyền tự do dân chủ của người dân bị xâm phạm một cách quá đáng.
“Trong trường hợp mà lực lượng cưỡng chế hành hung người dân thì các đại biểu phải lên tiếng chứ. Tôi cũng không biết sau đây khi đại biểu gặp cử tri thì sẽ nói năng với cử tri như thế nào.”

Cựu đại biểu QH Nguyễn Minh Thuyết cũng nói vụ Văn Giang khác với Tiên Lãng vì việc thu hồi đất ở Văn Giang dựa vào quyết định thu hồi đất của Thủ tướng Chính Phủ.
Ông nói: “Tiên Lãng vô lý hơn vì người ta đang sử dụng đất và anh cũng không có dự án gì mà anh lại thu hồi đất của người ta.
“Chỗ này thì nó lại vô lý theo kiểu khác.
“Nhưng cái quan trọng nhất là mình không thể cư xử với dân như thế được.”
‘Phương tiện sinh sống’
Ông Thuyết nói Quốc hội sẽ bàn tới vấn đề sửa đổi Hiến pháp và sửa đổi Luật Đất đai trong kỳ họp tới và việc thi hành luật đất đai từ trước cho tới nay và trong tương lai sẽ được bàn tới.
Vị giáo sư nói các vấn đề cần bàn là sự thừa nhận quyền tư hữu đất đai, vấn đề thu hồi đất, sắp xếp lại đời sống của người dân mất đất, giá cả đền bù và cách thu hồi đất.
Riêng về vụ cưỡng chế ở Văn Giang, Giáo sư Thuyết nói:
“Tôi nghĩ về vụ Văn Giang thì bây giờ cũng đã có nhiều ý kiến rồi.
“Vấn đề gốc của mọi vấn đề là khi thu hồi đất của người nông dân thì phải sắp xếp cái đời sống của người nông dân như thế nào, phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, doanh nghiệp, với người dân như thế nào.
“Vì bây giờ mình thu hồi đất của người dân thì người dân không còn phương tiện sinh sống thì người ta làm cái gì để sinh sống. Thì chắc chắn phải có một phương án.
“Mà tôi được biết là đồng bào Văn Giang người ta cũng đề nghị rồi. Tức là có thể thu hồi đất nhưng để người ta giữ lại những mảnh đất của người ta ở khu làng sinh thái để người ta trồng cây cảnh, người ta kinh doanh. Có thể nói là người ta trồng cây cảnh thì cũng phù hợp với việc phát triển khu đô thị sinh thái.”

Không chấp nhận được’
Ông Thuyết nói việc mất đất sẽ ảnh hưởng lớn tới đời sống của người nông dân và cũng đặt câu hỏi về giá đền bù đất đai cho người dân Văn Giang:

Ở Văn Giang thì đền bù cho người dân chỉ là 100.000 đồng Việt Nam một m2 đất thôi, tính theo thời giá bây giờ chỉ được khoảng hai hay ba bát phở một m2 đất." Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

Ở Văn Giang thì đền bù cho người dân chỉ là 100.000 đồng Việt Nam một m2 đất thôi, tính theo thời giá bây giờ chỉ được khoảng hai hay ba bát phở một m2 đất.”
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

“Nếu người dân chỉ cần mấy sào đất thôi thì người ta có thể sống đến đời cháu, đời chắt, đời chút, đời chít.
“Thế nhưng bây giờ mình có trả cho người ta món tiền lớn đến đâu thì miệng ăn núi nở, trước sau nó cũng ảnh hưởng tới đời sống của người dân rất nghiêm trọng, tăng thêm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thêm tỷ lệ người nghèo và tạo thành những bức xúc xã hội không đáng có.
“Thế còn ở Văn Giang thì đền bù cho người dân chỉ là 100.000 đồng Việt Nam một m2 đất thôi, tính theo thời giá bây giờ chỉ được khoảng hai hay ba bát phở một m2 đất, không thể nào rẻ như thế được.
“Vấn đề thứ hai phải đặt ra là cách thu hồi đất như thế nào, trong trường hợp nào thì nhà nước đứng ra thu hồi đất, trong trường hợp nào thì doanh nghiệp phải thương lượng với người dân, trả cho người ta một cái giá hợp lý, sắp xếp cuộc sống của người ta hợp lý để có thể thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp hay để làm các khu đô thị.”
Cựu dân biểu cũng tỏ ý không đồng tình với cách hành xử của chính quyền hôm 24/4 ở Văn Giang và cho rằng các đại biểu quốc hội cần nêu vấn đề này trong kỳ họp tới:
“…Trong trường hợp phải thu hồi đất thì nhà nước phải làm thế nào để hình ảnh nhà nước không xấu đi trong con mắt người dân và quốc tế.
“Bởi vì chỉ để thu hồi hơn 5 ha đất gì đó thôi mà phải huy động cả lực lượng công an dân phòng hoành tráng như thế, rồi thì trang thiết bị gồm cả dùi cui, khiên, quả nổ như thời chiến tranh như thế.
“Rồi có cả trường hợp đánh đập người dân, đánh đập các nhà báo ở đấy, đó là điều không thể chấp nhận được.
“Việc này theo tôi các đại biểu là đại diện của người dân cần đưa vấn đề này ra quốc hội bàn bạc để có thể điều chỉnh chính sách cần thiết.”

Nguồn : http://www.bbc.co.uk /vietnamese/vietnam/2012/05/120508_van_giang_parliament.shtml

Người phát ngôn tỉnh Hưng Yên: Đang chỉ đạo làm rõ vụ đánh người

Ông Nguyễn Khắc Hào – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, đã báo cáo với Thủ tướng tại cuộc buổi trực tuyến về công tác tiếp dân, khiếu nại, tố cáo vào ngày 2.5 về vụ việc ở Văn Giang.

Báo cáo với Thủ tướng tại cuộc buổi trực tuyến về công tác tiếp dân, khiếu nại, tố cáo vào ngày 2.5 về vụ việc ở Văn Giang, ông Nguyễn Khắc Hào – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên nói:
“Có sự móc nối chặt chẽ giữa các phần tử chống đối trong và ngoài nước. Các thông tin, thậm chí được tường thuật tại chỗ, từng giờ để tuyên truyền, xuyên tạc, dàn dựng lên các video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền”.
Ngày 8.5, trao đổi với phóng viên Báo NTNN về vấn đề này, ông Bùi Huy Thanh – Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Hưng Yên nói:
“Anh Hào không khẳng định video clip đánh người (2 phóng viên VOV – PV) là giả, mà chỉ nói là trong hàng loạt video clip tung lên mạng có nhiều cái là giả. Hiện tỉnh đang chỉ đạo làm rõ vụ việc và sẽ có báo cáo cụ thể trong thời gian tới”.

 

Lời kể của nhà báo VOV bị công an đánh

“May mà lúc đó chúng tôi đội mũ bảo hiểm… cả hai liên tiếp nhận những cú đánh bằng dùi cui chí tử nhắm vào đầu từ những người xưng là lực lượng cưỡng chế của huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên”.
Trao đổi với phóng viên chiều 8.5, 2 nhà báo Ngọc Năm, Phi Long – nhân vật trong clip được tung trên mạng xác nhận: “Clip đó phản ánh đúng sự thật, hoàn toàn đúng như những gì đã xảy ra với chúng tôi vào buổi sáng 24.4, không có sự dàn dựng hay giả tạo nào trong đó cả”
Trước đó, ngay sau khi vụ cưỡng chế tại xã Xuân Quan, Văn Giang (Hưng Yên) diễn ra hôm 24.4, trên mạng Internetlan truyền một clip về cảnh 2 thanh niên mặc áo sơ mi, đội mũ bảo hiểm bị những người mặc thường phục đeo băng đỏ và cả những người sắc phục công an đánh, đấm, đá liên tiếp.
2 người bị đánh trong clip này chính là nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đang tác nghiệp, là anh Nguyễn Ngọc Năm – Trưởng phòng Phóng viên Trung tâm tin VOV và anh Hán Phi Long – phóng viên của phòng.

Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long trong buổi trao đổi với phóng viên báo NTNN.

Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long trong buổi trao đổi với phóng viên báo NTNN.

Bị đánh dã man
Nhà báo Hán Phi Long – người bị hành hung trước tiên và chịu hậu quả nặng nề hơn, kể lại về buổi sáng kinh hoàng đó: Khi tôi được người dân đưa về trạm xá, máu đang chảy đầy mặt. Nhân viên y tế xác định tôi bị rách môi ngoài, giập môi trong, vùng mặt phù nề với kích thước 4x4cm, ngực phải đau tức.
“May mà lúc đó cả hai chúng tôi đều đội mũ bảo hiểm, nếu không không biết hậu quả sẽ ra sao khi cả hai đều phải liên tiếp nhận những cú đánh bằng dùi cui chí tử nhắm vào đầu từ những người xưng là lực lượng cưỡng chế của huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên”.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cho biết: “Sáng 24.4, tôi và nhà báo Phi Long được cử đến hiện trường nắm bắt thông tin, tuyên truyền đúng định hướng. Cả hai tới Nhà văn hóa thôn 1, xã Xuân Quan khoảng 9 giờ sáng.
Đang đứng tại hành lang nhà văn hóa thôn 1, tôi bỗng thấy một nhóm cảnh sát và người mặc thường phục đeo băng đỏ đi vào nghĩa trang liệt sĩ và nhảy qua hàng rào nghĩa trang để sang khu vực Nhà văn hóa thôn. Lúc đó tôi nhìn thấy phóng viên Hán Phi Long đội mũ bảo hiểm đang đứng trên bờ móng Nhà văn hóa thôn, tay cầm máy ảnh”.
“Hội Nhà báo vừa nhận được công văn của Liên chi Hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam và của hai nhà báo về vụ việc này. Với tư cách là cơ quan bảo vệ quyền lợi của các hội viên, Hội Nhà báo sẽ gửi công văn tới các cơ quan chức năng liên quan yêu cầu điều tra xác minh làm rõ nội dung tường trình của hai nhà báo trên”.
Ông Hà Minh Huệ – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo VN trả lời NTNN chiều 8.5.
Theo nhà báo Ngọc Năm: “Đi đầu nhóm cưỡng chế là 2 công an. Họ đến bên nhà báo Phi Long hỏi gì đó, rồi ngay lập tức xốc nách Long về sát chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Liền đó, một người đeo băng đỏ giật máy ảnh của Long; khoảng gần chục người dùng dùi cui, gậy vụt vào người; liên tiếp đấm đá anh Long rất mạnh.
Thấy vậy, tôi đứng trong hành lang Nhà văn hóa thôn, dùng điện thoại để quay làm bằng chứng. Nhưng chỉ được khoảng 10 giây, tôi thấy Long ôm bụng gục xuống. Theo phản xạ tự nhiên, tôi chạy lại phía lực lượng cưỡng chế và hét lên nhiều lần:
“Chúng tôi là nhà báo, sao các anh lại đánh chúng tôi? Chúng tôi là nhà báo đang làm nhiệm vụ, không được đánh”. Nhưng họ không những không nghe, mà còn vặn 2 tay tôi về phía sau, dùng gậy, dùi cui đánh vào người, đấm đá vào mặt, vào ngực tôi.
Lúc đó tôi lại tiếp tục hét lên nhiều lần: “Tôi là nhà báo, sao lại đánh tôi?”. Tôi bị mấy người vặn tay về phía sau, dẫn giải về trước cửa nghĩa trang liệt sĩ và tiếp tục đánh hội đồng. Một công an nói lớn: “Đừng đánh vào mặt nó”… rồi tôi bị còng tay số 8, mũ bảo hiểm rơi mất lúc nào không biết…
Còng tay tôi xong, một trung úy (cao, béo) và một thiếu úy (thấp, gầy) áp giải tôi đi theo hướng cánh đồng đang bị cưỡng chế, chờ xe thùng tới chở về trụ sở công an huyện… Sau này tôi được biết, Phi Long bị đánh đau, được mấy người can và khi tôi xuất hiện thì họ bỏ Long lại để tấn công tôi, nên Phi Long chạy thoát vào một nhà vệ sinh gần đấy với nhiều vết sưng tím trên mặt và vệt máu loang cả ra quần áo. Tôi nhờ một phụ nữ lấy điện thoại ra và nói cho Long biết: “Anh bị bắt về Công an huyện Văn Giang. Em về đây đi”.
Nửa tháng, chưa hồi âm
Sau khi về tới trụ sở Công an huyện, khi nhận ra 2 anh là nhà báo đang tác nghiệp, lực lượng chức năng của huyện Văn Giang đã lấy lời khai ban đầu của hai anh, cho anh Long kiểm tra thương tích, lập biên bản kiểm thể và sau đó cho cả hai về.
“Tại trụ sở Công an huyện Văn Giang, tôi đã viết một đơn tường trình sự việc gửi Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên. Tôi đã gửi trực tiếp đơn này cho cán bộ công an lấy lời khai của tôi là thiếu tá Tiến (Đội trưởng Đội trọng án – Công an tỉnh Hưng Yên).
Tuy nhiên, đến 26.4, tôi gọi điện cho đại tá Nguyễn Huy Ngạn – Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên thì ông Ngạn cho biết vẫn chưa nhận được đơn của chúng tôi. Ngày 2.5, tôi lại viết tiếp một đơn khác, gửi theo đường chuyển phát nhanh cho ông Ngạn.
Ngày 3.5, lãnh đạo VOV cũng làm công văn gửi cho ông Ngạn để yêu cầu trả lời vụ việc. Nhưng, cho tới thời điểm này (8.5), đã nửa tháng trôi qua, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ hồi âm nào từ phía công an cũng như lãnh đạo tỉnh Hưng Yên” – nhà báo Ngọc Năm bức xúc.
Theo DÂN VIỆT

 

Hai nhà báo của VOV xác nhận bị hành hung tại Văn Giang

Sáng 24.4.2012, UBND H.Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) đã huy động lực lượng thực hiện cưỡng chế thu hồi 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan.
Sau khi vụ việc kết thúc, trên một số trang mạng điện tử đã xuất hiện đoạn video được cho là ghi lại vụ cưỡng chế, trong đó có hình ảnh một số người dân bị lực lượng cưỡng chế (có công an mặc sắc phục) hành hung. Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (SN 1970), Trưởng phòng và Hán Phi Long (SN 1979), phóng viên Phòng Phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế (Trung tâm tin, Đài tiếng nói Việt Nam – VOV) đã xác nhận với Thanh Niên, họ chính là hai người bị đánh trong đoạn video nói trên

Hai nhà báo của VOV xác nhận bị hành hung tại Văn Giang

Hai nhà báo của VOV xác nhận bị hành hung tại Văn Giang

Ông Nguyễn Ngọc Năm sau đó bị còng, đưa lên xe về trụ sở Viện KSND H.Văn Giang; còn ông Hán Phi Long thì tự đến Công an H.Văn Giang để tường trình sự việc.
Theo ông Năm, đến nay mặc dù hai phóng viên đã có đơn và VOV có công văn gửi đi nhưng tỉnh Hưng Yên vẫn chưa có động thái nào. Chiều qua PV Thanh Niên đã nhiều lần liên lạc với các lãnh đạo tỉnh Hưng Yên như Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Thông, Chánh văn phòng UBND Bùi Huy Thanh nhưng không ai nghe máy. Giám đốc Công an Hưng Yên Trần Huy Ngạn từ chối cung cấp thông tin về vụ việc. Ông Nguyễn Xuân Hiếu – Chánh văn phòng công an tỉnh xác nhận đã nhận được công văn của VOV, tuy nhiên ông Hiếu cho biết vụ việc còn đang được xem xét.
Nguồn : http://www.thanhnien.com. vn/pages/20120508/hai-nha-bao-cua-vov-xac-nhan-bi-hanh-hung-tai-van-giang.aspx

TT Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng và Sự Thật dự án Ecopark

Sự việc được cộng đồng mạng rất quan tâm vào thời điểm này là : Sự thật về việc ‘con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là chủ đầu tư Ecopark’ 

“Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng – con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị”  là thông tin đúng hay sai?

Sau vụ cưỡng chế đất dánh cho dự án Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên, trên cộng đồng mạng Việt nam đã xuất hiện hình ảnh của một số văn bản được cho là bằng chứng xác nhận dự án Ecopark Hưng Yên có chủ đầu tư là một công ty của con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn Thanh Phương.

Kết luận này này dựa trên việc công ty của bà Phượng và công ty chủ đầu tư dự án Ecopark đều có tên là Việt Hưng.

Kết luận này này dựa trên việc công ty của bà Phượng và công ty chủ đầu tư dự án Ecopark đều có tên là Việt Hưng.

Kèm theo thông tin kể trên là những lời bình luận mang sắc thái tiêu cực về vai trò của thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng. Một trang tin vỉa hè có tên “Dân làm báo” tuyên bố: “Nguyễn Tấn Dũng đã dùng quyền hành Thủ tướng để ký giấy trao dự án EcoPark cho công ty Việt Hưng và công ty này là đối tác chiến lược của VietCapital do Nguyễn Thanh Phượng – con gái của ông ta làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị”.

Thông tin này đã được phát tán với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội Facebook, kèm theo một làn sóng chỉ trích nhằm vào ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi, những thông tin trên hoàn toàn sai sự thật. Cụ thể: Công ty Việt Hưng của bà Nguyễn Thanh Phượng và công ty Việt Hưng – chủ đầu tư Ecopark là hai công ty hoàn toàn khác nhau.

Dưới đây là các thông tin về 2 công ty này:

– Về công ty Việt Hưng Ecopark – Chủ đầu tư dự án tại Văn Giang, Hưng Yên. Tên gọi đầy đủ là ”CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG” có địa chỉ tại ”Khu đô thị và dịch vụ thương mại Văn Giang, Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên”. Đại dịên theo pháp luật chính là ông TGĐ Đào Ngọc Thanh.

'CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG'' có địa chỉ tại ''Khu đô thị và dịch vụ thương mại Văn Giang, Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên

'CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THI VIỆT HƯNG'' có địa chỉ tại ''Khu đô thị và dịch vụ thương mại Văn Giang, Xã Xuân Quan, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên

Tham khảo: http://www.hungyenbusiness.gov.vn/Info.aspx?i=L0341339202&c=1

– Về công ty Việt Hưng của bà Phượng: Tên gọi đầy đủ là ”CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HƯNG”. Có đại chỉ tại ”Phòng 1501, Lầu 15, Cao ốc văn phòng Centrepoint 106-Nguyễn Văn Trỗi-Phường 8-Quận Phú Nhuận”.

CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HƯNG''. Có đại chỉ tại ''Phòng 1501, Lầu 15, Cao ốc văn phòng Centrepoint 106-Nguyễn Văn Trỗi-Phường 8-Quận Phú Nhuận''.

CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT HƯNG''. Có đại chỉ tại ''Phòng 1501, Lầu 15, Cao ốc văn phòng Centrepoint 106-Nguyễn Văn Trỗi-Phường 8-Quận Phú Nhuận''.

Tham khảo: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/webappdn/view.asp?id=4103008607&ht&loaihinh=DT&HienThi=1

Đây là hai công ty hoàn toàn khác nhau.

Dường như, sự trùng hợp về tên gọi của hai công ty đã bị một số đối tượng lợi dụng để phát tán tin đồn gây tổn hại đến uy tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những thông tin sai trái về vụ việc này bắt nguồn từ blog cá nhân của Huỳnh Ngọc Chênh, một cựu cán bộ của báo Thanh Niên.

Vụ việc này cũng cho thấy một bộ phận thành viên cộng đồng mạng cần tiếp cận các thông tin một cách thận trọng, có kiểm chứng và đối chiếu từ nhiều nguồn thay vì bằng cảm tính và thói quen bầy đàn. Đây chính là một khe hở để các phần tử cơ hội lợi dụng và phát tán các thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam.

Dự án ecopark ở Văn Giang và Vụ Cưỡng Chế Văn Giang

Năm 2004 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án được ca ngợi là “khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc”, cho thấy Hưng Yên đã có nhiều năm thực hiện công tác giải tỏa mặt bằng.

Ecopark là khu đô thị sinh thái có quy mô lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích phát triển lên đến 500ha

Toàn bộ khu đô thị được chia nhỏ thành 11 tiểu khu bao gồm: Khu Trung tâm thương mại, khu cửa ngõ phía Bắc, khu cửa ngõ phía Nam, khu phố cổ, khu sáng tạo, khu dân cư đô thị, khu nhà ở cộng đồng có sân chung, khu sân sau công cộng của các khối nhà, khu biệt thự ven hồ và khu cộng đồng cửa ngõ đô thị.

Theo quy hoạch chi tiết của đô thị với phân chia tỉ lệ sử dụng đất lý tưởng: 33,85% đất ở, đất thương mại chiếm 22,28%, đất xây xanh, mặt nước chiếm 21,86%, đất giao thông chiếm 17,13% và đất hành chính, công cộng chiếm 4,88% tổng diện tích.

phoi canh khu do thi ecopark-van giang

phoi canh khu do thi ecopark-van giang

Ecopark là gì?

Ecopark có trị giá 250 triệu USD, bắt đầu từ 2004 và số đất mà họ muốn thông qua chính quyền địa phương để thu hồi, đem vào việc xây dựng công trình rộng 72 ha.

Ecopark có trị giá 250 triệu USD, bắt đầu từ 2004 và số đất mà họ muốn thông qua chính quyền địa phương để thu hồi, đem vào việc xây dựng công trình rộng 72 ha.
Theo các trang web rao bán bất động sản, toàn bộ khu đô thị Ecopark được mô tả là “không gian lý tưởng để tận hưởng cuộc sống”, với hàng loạt loại biệt thự, chung cư cao cấp, và nhà phố.
Chủ đề ‘môi sinh’ và ‘màu xanh’ được quảng bá mạnh với các tên như Vườn Tùng, Vườn Mai, Núi Trúc, Rừng Cọ đặt cho các khu bất động sản

Khu đô thị Ecopark-văn giang

Khu đô thị Ecopark-văn giang

Trang web chính của Ecopark cũng quảng cáo rằng khu ‘đô thị sinh thái’ này có vị trí lý tưởng cho giới đầu tư hoặc người mua từ Hà Nội, rằng nó nằm ngay cạnh làng gốm Bát Tràng, cách cầu Thanh Trì 4 km, và cách hồ Hoàn Kiếm 13 km.

‘Phục vụ cộng đồng?’

Về quan hệ với địa phương, dự án Ecopark cũng cam kết “không ngừng đóng góp chia sẻ, phục vụ cộng đồng tạo nên một quần thể, không gian cùng phồn thịnh, tiến bộ,” theo trang web của họ.
Nhưng vụ cưỡng chế lớn chưa từng có từ nhiều năm qua tại Việt Nam hôm 24/4 cho thấy tuyên bố của Ecopark rằng “chính quyền địa phương, doanh nghiệp và nhân dân bổ trợ lẫn nhau, mang lại cơ hội và lợi thế tối ưu”, đã̉ không thuyết phục được người dân Văn Giang

Vụ Cưỡng chế Văn Giang: ‘Chính quyền quá nặng tay với dân’?

Vụ cưỡng chế đất ở diện rộng tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm thứ Ba ngày 24/4 khiến hàng chục nông dân bị bắt giữ

Chính quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã huy động lực lượng hùng hậu gồm hàng ngàn cảnh sát cưỡng chế các nông dân kiên quyết bám trụ không giao đất để xây dựng khu đô thị thương mại-du lịch Ecopark

Hàng ngàn cảnh sát chống bạo động được huy động để trấn áp những người dân làng Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên không chấp hành quyết định của chính quyền lấy đất của họ để xây dựng khu đô thị sinh thái.

Các thế lực phản động đã trà trộn vào người dân ở làng Văn Giang, có những hành động xúi dục, kích động những người nông dân hiền hòa, quanh năm chỉ biết cày cấy chống lại chính quyền địa phương

Lợi dụng tình hình vụ cưỡng chế Văn Giang, hàng loạt các trang báo phản động, các thế lực đối lập với đảng và nhà nước đã đưa ra những thông tin Cường Điệu, thêm thắt rất nhiều về vụ cưỡng chế Văn Giang

Căng thẳng đã có từ một thời gian tại Văn Giang

Căng thẳng đã có từ một thời gian tại Văn Giang

Có thể nói đây là vụ cưỡng chế gần như lấn nhất Miền Bắc từ trước đến nay 

Người dân Văn Giang đã phản đối dự án xây dựng đô thị sinh thái vì cho rằng dự án này vi phạm pháp luật về đất đai trong khi chính quyền nói họ không làm gì sai trái.

Họ nói họ đã bị gây khó dễ khi không nhận các khoản bồi thường mà họ cho là quá ít ỏi cho những khu đất nông nghiệp của họ.

Khu đô thị Thương mại và Du lịch Văn Giang (Ecopark)  xây dựng trên quy mô gần 500 ha của ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và là ‘khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc’.

Có thể nói điểm sai của chính quyền Văn Giang dẫn đến Nông dân không chịu hợp tác giao đất để xây dựng Khu đô thị Thương mại và Du lịch Văn Giang (Ecopark) là đã không cho phép người dân thương thảo trực tiếp với chủ đầu tư để bồi thường theo giá thị trường vì đất đai của họ bị thu hồi cho mục đích thương mại của tư nhân chứ không phải mục đích quy hoạch của nhà nước

Nguồn: BBC và 1 số báo chính thống ở vietnam

Huyện Văn Giang thực hiện quyết định cưỡng chế trái luật

Trong cuộc họp báo ngày 23-4-2012, ông Bùi Huy Thanh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên cho biết ngày 24-4 sẽ tổ chức cưỡng chế tại xã Xuân Quan để bàn giao đất cho chủ đầu tư và đề nghị các nhà báo không đến khu vực cưỡng chế.
Ngày 24-4-2012, chúng tôi đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên), từ xa đã thấy nhiều người dân đứng trên đê nhìn về khu vực cưỡng chế. Hỏi thăm đường vào, những người dân nói: Công an không cho vào đâu. Đi theo đường người dân chỉ, chúng tôi gặp một toán cảnh sát cơ động (CSCĐ) chắn đường, hỏi giấy tờ. Tôi xuất trình thẻ nhà báo, đề nghị CSCĐ cho vào khu vực cưỡng chế chụp ảnh. Các chiến sĩ không cho vào, tôi hỏi: Ai là chỉ huy cao nhất ở đây cho tôi gặp? Một cảnh sát dáng vẻ chỉ huy, có cảnh hàm nhưng không đeo biển hiệu ra tiếp. Tôi nói ngắn gọn: Theo Luật báo chí, các nhà báo được quyền chụp ảnh mọi nơi trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ những khu vực quân sự, bí mật quốc gia. Đây là cưỡng chế công khai, theo quyết định hành chính không đóng dấu “mật”, đề nghị anh để tôi vào. Người cảnh sát bảo tôi đứng chờ, anh báo cáo cấp trên xong sẽ trả lời. Đợi quá lâu không thấy người cảnh sát quay lại tôi quay ra gặp nhân dân đang đứng bên đường. Một người dân nói: Bác đi theo em, chúng em dẫn bác đi chụp ảnh.

Xe gầu xúc đang hoạt động

Xe gầu xúc đang hoạt động

Theo chân người dân, chúng tôi rẽ sang đường khác nhưng vẫn bị cảnh sát bám theo ngăn cản, không cho vào. Ngồi nghỉ trong nhà dân một lúc, những người dân khác đến dẫn chúng tôi vào làng. Họ bảo: Các bác thay quần áo rồi đi theo em. Chúng tôi mượn tạm quần áo người dân đưa cho, thay tại chỗ, gửi máy ảnh cho dân giữ hộ, chỉ mang theo máy ảnh du lịch cỡ nhỏ và đi theo người dẫn đường. Vượt qua hai điểm gác của cảnh sát cơ động, chúng tôi luồn lách qua mấy bụi gai đến một nhà dân sát khu vực cưỡng chế. Vào nhà xong, chủ nhà đóng cửa dẫn chúng tôi lên tầng gác. Trên sân thượng có mấy người dân đang nhìn vào khu cưỡng chế, gương mặt họ đầy vẻ đau buồn. Tì máy ảnh vào vai người đứng trước tôi chụp liền mấy kiểu, rồi lại theo người dẫn đường trở ra. Trên đường đi, tiếng loa oang oang nói việc cưỡng chế theo quyết định của Phó Chủ tịch UBND huyện Chu Quốc Hiệu và Chủ tịch UBND huyện Đặng Thị Bích Thuỷ. Trên báo Người cao tuổi số 47, ra ngày 20-4-2012 chúng tôi đã có bài “Ra quyết định cưỡng chế trái luật”, trong đó chỉ rõ quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang là hoàn toàn trái pháp luật hiện hành. Theo Luật đất đai, chỉ những dự án phục vụ quốc phòng, an ninh…nhà nước mới thu hồi đất, trình tự thu hồi được quy định rõ trong luật. Những dự án không thuộc nhóm này, như dự án Ecopark thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ đứng ra làm trọng tài để nhà đầu tư thoả thuận với dân. Lẽ tất nhiên, thoả thuận đền bù dân giá cao thì nhà đầu tư lãi ít, thoả thuận đền bù giá thấp thì nhà đầu tư lãi nhiều. Ở đây UBND huyện lại đứng ra cưỡng chế, lấy đất giao cho chủ đầu tư, hoàn toàn không xem quy định của Luật đất đai có tí giá trị nào.

cảnh sát cơ động chặn ngỏ

cảnh sát cơ động chặn ngỏ

Nếu hỏi người dân có đồng tình với việc cưỡng chế trái luật này hay không thì tôi tin chắc không ai đồng tình. Cũng có nghĩa là UBND huyện Văn Giang không đạt được “sự đồng thuận của nhân dân” theo chỉ đạo trong Thông báo 168/TTCP-V4 ngày 26-1-2007 của Thanh tra Chính phủ .

Ngọc Phi